Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011


" Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môisê hoặc lời các Ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ , nhưng là để kiện toàn" (Mt 5,17)

Trong xã hội bất cứ một tổ chức nào cũng phải có luật lệ, ngay cả trong gia đình của mỗi người chúng ta cũng vậy, có những luật thàng văn, nhưng cũng có những luật bất thành văn. Nếu sống vô kỷ luật dù chỉ 1 luật thật nhỏ cũng đã gây ra biết bao nhiêu phiền toái cho ta và cho những người xung quanh ta. Vậy luật lệ là để giúp cho cuộc sống quanh ta thật nề nếp, cũng là giúp trật tự trong xã hội. Trên đường ta đang chay xe, bỗng dưng đền đỏ buộc ta phai dừng lại, nhưng có ai đó vẫn ngang nhiên nhấn ga phóng đi, thư hỏi chuyện gì xảy ra? hay trong gia đình có 1 người con sống vô kỷ luật, đi không chào, về không thưa, ăn uống không giờ giấc, vậy còn là niềm tự hào cho cha mẹ nữa không?....
Vâng, ngày hôm nay Lời Chúa  mời gọi ta hãy dừng chân lại để suy gẫm điều Chúa dạy ta " bất cứ ai bãi bỏ 1 luật dù là luật nhỏ nhất và dạy người khác làm như vậy sẽ bị gọi là người nhỏ nhất trong nước trời, con ai vâng lời và dạy người khác làm như vậy sẽ được gọi là người lớn nhất trong nước trời"
Đối với tôi điều luật nào là nhỏ nhất, và điều luật nào là lớn nhất? Chúa không dạy ta giữ luật vì luật, nhưng Chúa muốn chúng ta giữ luật trong yêu thương của tình con thảo đối với Cha trên trời, giữ luật trong tự do ta sẽ được lớn lên trong ân sủng.

" Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở laiạ trong người ấy." ( 1Ga 3,24)
Lạy Chúa xin cho con luôn yêu mến luật Chúa truyền qua tất cả các luật lệ của Giáo Hội, Xã Hội, của cộng đoàn, gia đình để tất cả những gì con đang làm được vinh danh Chúa, và xin cho mỗi người có tinh thần kỷ luật như những người Nhật để thế giới bớt đi chiến tranh, hận thù và ích kỷ .

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

" Đấng Mêsia chính là tôi, người đang nói với chị đây" ( Ga 4,5-42)

Mùa Chay là thời kỳ thuận tiện để giúp chúng ta gặp gỡ Đức Giêsu là nguồn nước đem lại sự sống đời đời. Giáo Hội cho chúng ta đọc đoạn Tin Mừng về cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với người phụ nữ Samari ở bờ giếng Giacóp. Qua câu chuyện, Người đã từng bước mặc khải sự thật về Người cho chị ta. Người chủ động đi bước trước xin chị ta nước uống, để ban cho chị ta Nước Hằng Sống. Vậy Nước Hằng Sống là gì?
- Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, ta thấy trước mặt Đức Giêsu nói với chị phụ nữ Samari: “Cho tôi chút nước uống.” Xin nước uống là bắc một nhịp cầu qua vực sâu ngăn cách giữa hai dân tộc Do Thái và Samari vốn thù ghét nhau, đúng như người phụ nữ đã nhận xét: “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari cho ông nước uống hay sao?.” Từ đó, Đức Giêsu đã từng bước tỏ cho chị ta về một thứ nước thiêng liêng làm cho ai uống vào sẽ không còn bị khát nữa, gọi là “Nước Hằng Sống.” Rồi hai người lại đề cập đến sự hiểu lầm đã làm phát sinh bức tường ngăn cách giữa hai dân tộc. Bên nào cũng đòi Thiên Chúa phải ở nơi hạn hẹp của mình: Người Do Thái thì đòi thờ Chúa tại Đền Thánh Giêrusalem, còn người Samari thì đòi thờ Người tại núi Garidim! Đức Giêsu đã bày tỏ một lập trường dứt khoát: Không thể giới hạn Thiên Chúa, vì Người là “Gió” và là “Thần Khí.” Do đó phải thờ phượng Người trong Thần Khí và Sự Thật.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy biến đổi chúng con trong Mùa Chay này. Xin cho chúng con được gặp Chúa trong thánh lễ, những buổi tĩnh tâm, qua những người nghèo khó cần được sự chăm sóc giúp đỡ… Nhờ đó, chúng con biết rõ con người của mình hơn. Xin cho chúng con được uống Nước Hằng Sống là những Lời Chúa phán dạy, nhờ đó, cuộc đời khô khan của chúng con được trở nên tươi tắn. Xin cho chúng con biết bỏ đi những cái nhìn hẹp hòi thành kiến với tha nhân, để nên giống Chúa: biết quảng đại tha thứ, biết quên mình phục vụ và luôn đi bước trước đến với tha nhân, giống như Chúa đã làm đối với người phụ nữ Samari trong Tin Mừng hôm nay. Lạy Chúa tất cả để vinh Danh Chúa

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011


" Đối với Thiên Chúa , không gì là không thể làm được" Bấy giờ bà Maria liền thưa: " Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói" ( Lc1,37-38)

Những đặc ân của Đức Mẹ không miễn chuẩn cho Mẹ khỏi những thử thách trong đời, Những thử thách ấy cứ mãi diễn đi diễn lại trong suốt cuộc đời Mẹ. bắt đầu tiếng thưa xin vâng, Mẹ Maria chấp nhận đi vào một con đường mới đầy giông tố, nhưng Mẹ vẫn an bình, Mẹ vượt qua được vì cuộc đời Mẹ luôn gắn liền với Chúa Giêsu, Mẹ vâng phục từ mầu nhiệm truyền tin đến đồi Canve trong Giêsu.

Ngày hôm nay, lễ Truyền Tin của Mẹ, con được mời gọi hãy học nơi Mẹ sự thinh lặng có Chúa Giêsu, khi sóng gió cuộc đời đang cuốn con vào tâm điểm của cơn giông tố. con bị vu khống, con bị bôi nhọ danh phẩm, con thật chơi vơi, có lúc con không còn đủ bình tình để chiến đấu nữa, nhưng hôm nay bài Tin Mừng đã vật con dạy, Lạy Chúa con xin vâng, Xin Chúa cứ thực hiện những gì Chúa muốn trong cuộc đời con. Để vinh danh Chúa hơn

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

" Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống. Còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên" (Mt 23,12)

Trước tiên con ngưới phải có lòng kihên tốn; nếu không, dù làm việc đạo đức tốt lành đi nữa, thì chính tính kêu ngạo sẽ xen vào làm cho hư mất" ( Th. Augustinô). Kiêu ngạo, tự phụ là hóa chất kinh khủng nhất; cho nó vào bất cứ công cuộc hay con người nào nó đều làm hư hỏng hết công cuộc và con người ấy.

Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu lên án những hình thức tôn giáo phô trương của nhóm Pharisiêu, bởi vì các hình thức tốt lành và cầu nguyện sốt sắng, thay vì hướng về và ngợi khen Thiên Chúa, lại xoay quanh vũ trụ của cái tôi tự mãn của nó. tất cả những hoạt động để phô trương bên ngoài tất cả đều vô nghĩa trước mặt Thiên Chúa.

Là môn đệ của Đức Kitô , vị thấy khiêm tốn, xin cho con biết sống thật với chính mình, với nhau và đặc biệt đối với Chúa, Đấng luôn phục vụ trong yêu thương. Để Danh Chúa được vinh quanh.

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ (Lc 6,36)
“Các con đong bằng đấu nào thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”
Phải chăng Chúa dạy chúng ta "có vay có trả"? có khác chi người đời? nhưng khi lý luận như vậy, chúng ta quên rằng chính Chúa đã đi trước, khi Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha." ta phải hiểu trong tương quan với vế thứ hai :Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ . Tình yêu THiên Chúa luôn đi bước trước chúng ta. Chúng ta sinh ra trong tình yêu , chúng ta chỉ sống được khi ở trong tình yêu của Thiên Chúa, nghĩa là tình yêu của tha thứ, của yêu thương.
Lạy Chúa, để có được trái tim nhân từ của Chúa, con phải dành nhiều thời gian chiêm ngắm Chúa qua Lời Chúa, qua bí tích Thánh Thể, để con luôn có ánh mắt Chúa dõi theo con suốt cuộc đời, từ đó con nhìn mọi người sáng hơn, trong hơn, con cảm nhận được sự bình an Chúa  qua từng người Chúa gởi đến cho con. Tất cả để vinh danh Chúa hơn.
Chúa ơi, hôm nay sức khỏe con tệ quá, xin cho con biết đón nhận những gì sẽ đến với con, người con bất đầu sưng phù, con mệt mõi lắm, nhưng con vẫn luôn vui khi được sống mùa Chay Thánh với những đau đơn thân xác của con, vâng con sẽ luôn đón nhận trong phó thác. Lạy Chúa xin cho con ơn can đảm.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011


Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người: Lời này nhắc lại lời Chúa Cha phán khi Đức Giêsu chịu phép rửa (Mt 3,17). Nhưng ở đây còn thêm mệnh lệnh cho các môn đệ: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Qua đó, cho thấy Đức Giêsu chính là vị Ngôn Sứ Mới sẽ xuất hiện thay thế Môsê vào thời cánh chung.
Tin Mừng thuật lại câu chuyện biến hình của Đức Giêsu trước mặt ba môn đệ thân tín là các ông: Phêrô, Giacôbê và Gioan. Chính khi ở trên núi cao và trong lúc cầu nguyện sốt sắng, mà các môn đệ đã nhìn thấy mặt Đức Giêsu biến đổi. Dung nhan Đức Giêsu biến đổi giống như diện mạo sáng ngời của Môsê sau khi gặp Đức Chúa. Y phục trắng tinh như ánh sáng là biểu hiện vinh quang thiên giới dành cho các người được Thiên Chúa tuyển chọn. Hai ông Môsê và Êlia đại diện Lề Luật và Ngôn Sứ. Như vậy tất cả Cựu Ước đều hiện diện để làm chứng và tôn vinh Đức Giêsu. Điều đáng lưu ý là giữa vinh quang ấy, hai vị lại đàm đạo về cái chết, giống như một cuộc Vượt Qua Mới mà Đức Giêsu sắp thực hiện tại Giêrusalem. Như vậy tất cả khung cảnh Biến Hình này đều đưa về viễn ảnh cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Giêsu. Ngoài ra còn có đám mây tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa, và từ trong đám mây có tiếng Chúa Cha phán chính thức xác nhận Đức Giêsu là Môsê Mới của thời đại cánh chung, như Môsê đã từng tuyên sấm (Đnl 18,15).
Đức Giêsu được biến hình sau khi đã chấp nhận cuộc Thương Khó và chiến thắng cơn cám dỗ của Xatan qua lời can ngăn của Phêrô (Mt 16,22-23). Người cương quyết đi con đường Chúa Cha muốn. Còn các tín hữu chúng ta trong Mùa Chay này, muốn thay hình đổi dạng trở nên sáng láng như Chúa Giêsu, thì phải biết kiên trì tập luyện. Nhất là phải đi con đường hẹp và leo dốc, siêng năng cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, và chấp nhận từ bỏ ý riêng, sẵn sàng vác thập giá mình hàng ngày mà theo chân Đức Giêsu. Nhờ đó, chúng ta hy vọng sẽ được tham phần vào vinh quang phục sinh với Chúa sau này.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin được hiệp cùng ba tông đồ thân tín của Chúa, chiêm ngắm Chúa trong ánh sáng thiên đàng để sẵn sàng làm theo mọi lời Chúa chỉ dạy chúng con, nhất là trong những lúc gặp tai ương thử thách. Xin cho lời Chúa luôn trở thành kim chỉ nam giúp chúng con biết mình phải làm gì? Xin cho chúng con năng dâng lên Chúa lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Lạy Chúa, nếu Chúa ở trong hoàn cảnh của con thì Chúa sẽ làm gì?” Rồi chúng con sẽ làm theo Lời Chúa nhắc bảo để luôn làm đẹp lòng Chúa Cha trên trời.
Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con luôn thực hành giới răn quan trọng nhất là yêu thương. Tuy nhiên nói thì dễ, nhưng thực hành lại là điều khó. Làm sao để yêu được một người hàng xóm lắm điều, một chồng khó tính ưa bẳn gắt, một người mua hàng tham lam, một bà hàng xóm có thói tò mò, ưa tọc mạch và hay châm chọc chúng con? Xin Chúa giúp chúng con biết luôn nhẫn nhịn chịu đựng, biết cầu nguyện điều lành cho họ, biết làm điều tốt đáp lại điều xấu. Ước gì những lời nói của chúng con luôn là những lời an ủi động viên những người đang gặp đau khổ rủi ro. Ước gì chúng con biết quảng đại chia sẻ tiền bạc vật chất cho những bệnh nhân nghèo đói vì mắc bệnh nan y. Ước gì chúng con biết mở rộng vòng tay thân ái đón nhận người khác và nhìn họ là anh chị em, là con một Cha Chung là Thiên Chúa. Đặt biệt chúng ta cầu nguyện cho nước Nhật. Lạy Cháu để danh Chúa dược rạng ngời.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011


" Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần" ( Mt 1,20)

Mừng lễ Thánh Giuse năm nay, tôi dành tí thời gian chiêm ngắm Thánh Giuse mẫu gương của đời sống thinh lặng. Trong các sách Phúc Âm tôi không thấy thuật lại một lời nói nào của Thánh Giuse, dù đó là 1 lời nói dành cho Đức Mẹ, hay cho Chúa Giêsu. Ngay cả lúc ngài gặp tối tăm nhất trong cuộc đời khi nghe Maria có thai, Thánh Giuse vẫn âm thầm tìm ý Chúa, không hoảng hốt, tìm hiểu nguyên nhân, trong đau khổ , Ngài tìm cho mình cách ra đi thật kín đáo, nhưng Thiên Chúa đã làm sáng tỏ cho ngài hiểu việc phải làm là đón Maria về nhà làm vợ, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Rồi trong cuộc hành hương lên đền thờ, khi trở về lạc mất trẻ Giêsu, gặp lại trẻ Giêsu ngài cũng không nói một lời. Thánh Giuse thinh lặng trong yêu thương, với Thiên Chúa sự thinh lặng yêu thương trở nên sự thinh lặng vâng phục.

Trong nhịp sống hối hả ồn ào của xã hội hôm nay, như muốn xóa bỏ đi giá trị của thinh lặng và hồi tâm. Vì thế gương sống thinh lặng của Thánh Giuse lại càng thôi thúc tôi đi vào sa mạc nội tâm sau một ngày sống, để nơi đó tôi nhìn lại tôi, tôi chiêm ngắm tình yêu Chúa trong cuộc đời tôi, trong vũ trụ mà tôi đang sống.

Lạy Chúa, xin cho con biết thinh lặng trước những khó khăn để con tìm ý Chúa.
Xin cho con biết thinh lặng khi con gặp phải đều trái ý để Chúa lớn lên trong con.
Xin cho con biết thinh lặng khi những ham muốn đam mê trong con nổi lên, để Chúa chiếm trọn trái tim con.
Và xin cho con biết thinh lặng để con gặp được Chúa  trong đời con.
Lạy Chúa, tất cả để vinh danh Chúa.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

 

Hai chú lính trong nhưng chú linh can đam.

Chuyện 50 người đi vào cõi chết

Nội dung liên quan

Báo Asahi ngày 15.3 đã đăng một bài viết đầy xúc động kể về những nhân viên điện lực tại Nhà máy điện  hạt nhân số 1 ở thành phố Fukushima (đông bắc Nhật Bản). Họ thực sự là những người anh hùng đang hy sinh thầm lặng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của hàng chục triệu con người bên ngoài nhà máy.
"Những chú lính chì dũng cảm"
Trong bóng đêm của nhà máy, trước nỗi lo nhiễm xạ và động đất, những nhân viên Nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima vẫn không rời bỏ vị trí. Có lẽ họ cũng hiểu rằng chỉ một phút yếu lòng, bỏ mặc các thanh nhiên liệu đang nóng lên từng phút trong lò ấy để bảo toàn mạng sống thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Bất chấp nồng độ phóng xạ đã tới mức nguy hiểm cho tính mạng con người, Nhà máy điện hạt nhân số 1 vẫn gắng gượng vượt qua những thời khắc hiểm nguy.
Sau những nỗ lực bất thành đổ nước làm mát lò, 800 nhân viên nhà máy đã bất lực với những thanh nhiên liệu “bất kham” và lò đã phát nổ. Nhà máy để lại 50 người, số người ít nhất còn lại nhằm đảm bảo hoạt động cần thiết. 750 người khác tạm thời phải rời khỏi nhà máy do nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ đã vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
Sáng 15.3, các nhân viên cuối cùng phải làm việc trong điều kiện nồng độ phóng xạ đo được trong nhà máy là 400 milisievert. Thời gian làm việc của mỗi người chỉ được tối đa 15 phút. Sóng thần tấn công sau dư chấn, điện mất, toàn bộ nhân viên nhà máy phải dò dẫm trong đêm tối. Dư chấn vẫn liên tục làm rung chuyển nhà máy trong khi loa phóng thanh tại nhà máy luôn vang lên rằng các nhân viên không được rời bỏ vị trí làm việc. Thiết bị đo nồng độ phóng xạ mang bên người các nhân viên liên tục duy trì ở con số 400 milisievert.
Từ chiều ngày 12.3, Nhà máy mở van giữ hơi nước trong bể chứa lò phản ứng số 1 để hạ áp suất. Một nhân viên nam, người chịu trách nhiệm mở van nhà máy để xả bớt hơi nước ra khỏi lò, đã bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 100 milisievert và xuất hiện tình trạng nôn mửa nên được chuyển đến bệnh viện lập tức.
Do nồng độ phóng xạ lên rất cao và không phải ai cũng thực hiện được thao tác mở van nên người thực hiện nhiệm vụ hiểm nguy kể trên phải là người có kinh nghiệm và cũng là người trực tiếp phụ trách công tác này, hiểu rõ những ngóc ngách của lò phản ứng số 1.
Để bước vào công việc đầy khó khăn đó, người mở van phải trang bị áo chì phòng hộ đặc biệt bao bọc toàn bộ cơ thể kèm mặt nạ dành cho người làm việc trong môi trường độc hại. Tuy nhiên, chỉ sau 10 phút vặn van, toàn cơ thể của người này đã phơi nhiễm một lượng tia phóng xạ có cường độ gấp 100 lần lượng phóng xạ mà một người bình thường phơi nhiễm trong vòng 1 năm.
Âm thầm làm việc, âm thầm vượt qua nỗi sợ hãi
Theo Viện an toàn năng lượng hạt nhân Nhật Bản (NISA), các nhân viên điện lực tham gia đổ nước tại nhà máy điện gồm khoảng 70 người. Máy đo giám sát tình trạng phóng xạ tại Phòng điều khiển trung tâm sau sự cố hạt nhân đã bị hỏng và không còn hoạt động nữa. Khả năng điều hành từ xa của nhà máy cũng không còn hoạt động được, vì vậy mọi thao tác làm lạnh lò phản ứng chỉ có thể làm bằng tay. Lò phản ứng tại Nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima là loại lò cũ, vận hành từ năm 1971 nên đường đi rất hẹp và chân cũng rất khó đứng.
Nguy cơ nổ lò rất lớn sau khi đổ nước vào lò vì lúc đó áp suất lên thành bể chứa trong lò sẽ tăng lên rất cao nên bắt buộc phải mở van thông khí để đẩy hơi nước và khí hydro ra ngoài. Vì khí này có chứa chất phóng xạ nên việc giải phóng hơi nước phải ở mức giới hạn tối thiểu.
Trong suốt những ngày qua, các nhân viên nhà máy vẫn âm thầm làm việc và âm thầm vượt qua nỗi sợ hãi phơi nhiễm phóng xạ để bảo vệ sự an nguy của hàng chục triệu sinh mạng ở bên ngoài bức tường nhà máy. Trong cái tăm tối của nhà máy, “những chú lính chì” dũng cảm của Nhà máy số 1 Fukushima vẫn không chịu khuất phục trước những thanh nhiên liệu bất trị như muốn nuốt chửng họ.
Cao Phong
 Họ thật can đảm, họ vẫn biết cái chết sẽ đến với họ, nhưng tinh thần trách nhiệm và yêu đất nước đã giúp họ không lùi bước trước nguy hiểm, tôi thật xấu hỗ với chính mình, khi gặp khó khăn 1 tí là đã muốn bỏ cuộc.

 


 

Khi người Nhật Bản đói

SGTT.VN - Trải qua gần một tuần từ khi xảy ra cơn động đất “gây dịch chuyển tâm trái đất” và sóng thần cao 10m hôm 11.3, người dân của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới - Nhật Bản, có lẽ lần đầu tiên trong đời phải chịu cảnh… thiếu ăn.

"Tôi rất đói!"

Ngày 16.3, liên đoàn Chữ thập đỏ quốc tế và hội Lưỡi liềm đỏ (IFRC) cho biết, nguồn thực phẩm, đồ uống và thuốc men đã bắt đầu cạn kiệt ở các trạm tạm trú của những người còn sống sót sau thảm hoạ.

Có thể nói, bên cạnh mối lo về nguy cơ hạt nhân, việc đảm bảo lương thực và đồ uống, nhiên liệu cho người dân cũng là một nhiệm vụ đầy thách thức với Chính phủ Nhật Bản.

Ở Ishinomaki, thành phố thuộc tỉnh Miyagi, nhiều người đã rơi vào cảnh “không tưởng tượng được”.

“Tôi rất đói. Và 4 đứa con tôi cũng thế. Tất cả chúng tôi chỉ được ăn một cái bánh gạo và một quả chuối mỗi ngày”, Hiroko Kodo, một người quản lý trung tâm chăm sóc người già cho biết.

Đó dường như là tình trạng chung của cả 106 trung tâm sơ tán trong thành phố, nơi có gần 40.000 người đang trú ngụ. Họ phải dựng lều trong phòng làm việc, nằm trên các hàng ghế và chịu đựng cơn đói cồn cào.

“Tôi chưa được ăn sáng hay ăn trưa gì ngày hôm nay. Chúng tôi chỉ có một suất ăn rất nhỏ, một chiếc bánh gạo hoặc một miếng bánh mì”, Mieko Kono, một phụ nữ cho hay.

“Tôi không biết là chúng tôi sẽ chịu đựng được tình trạng này bao lâu. Nhưng chúng tôi phải cố gắng. Đó là đặc điểm của người Nhật Bản. Chúng tôi sẽ phải thể hiện nỗ lực lớn trong những ngày tiếp theo, hoặc những tháng tiếp theo. Có thể đó là thời gian dài tới khi chúng tôi có thể trở về nhà”, Yoshinori Sato, thư ký báo chí của thành phố nói.

Tệ hại hơn, có những nơi, người dân đã phải tìm kiếm thực phẩm ở những cửa hàng đã bỏ không, tìm các loại thức ăn đóng hộp và những gì còn sót lại.

Shuichi Kawarda, một quan chức thành phố nói, “hai ngày đầu thì vẫn ổn vì mọi người có đồ ăn trong nhà. Nhưng sau đó thì cạn dần. Chúng tôi phải cố gắng chăm sóc cho trẻ em và người già trước, nhưng cũng không có đủ. Đã hai ngày nay, cán bộ viên chức cũng không có đồ ăn. Và khi nhận được hàng cứu trợ cũng chỉ đủ để chia một suất cho 3 người”.

Tình trạng thiếu lương thực là “bức tranh chung” của tẩt cả các tỉnh đông bắc Nhật Bản, nơi tâm chấn động đất và chịu ảnh hưởng sóng thần. Cách khu vực bị động đất 60 dặm, các siêu thị cũng phải hạn chế mỗi người chỉ được mua hai chiếc bánh mì. Sự hạn chế đó có thể bị “thắt chặt” hơn ở vùng tâm chấn, khi nguồn cung về chậm chạp.

Đến cả khu vực thủ đô Tokyo, quận Nerima, một khu vực đông dân cư, các ngăn hàng ở các siêu thị cũng trống rỗng. Tất cả gạo, bánh mì và mì ăn liền đều đã được bán hết.

Không chỉ thiếu thực phẩm, người dân Nhật đang phải đối mặt với sự khan hiếm nhiên liệu, đặc biệt khi thời tiết giá lạnh. Hầu hết các trạm xăng ở Miyagi đều đóng cửa.

Tại thị trấn Otsuchi, tỉnh Iwate, hơn 500.000 người buộc phải di tản. Họ đã mất nhà và không thể trở về vì không có điện và trời quá lạnh.

Nỗ lực hết sức nhưng không đáp ứng kịp

Nỗ lực cứu trợ của Chính phủ Nhật cũng như của các tổ chức quốc tế vấp phải khó khăn là đường giao thông bị chia cắt. “Có nhiều nơi chúng tôi không tới được vì các con đường bị chặn bởi những đống đổ nát và các cây cầu bị đánh sập. Những thị trấn ven biển gần như bị phá huỷ hoàn toàn”, Patrick Fuller, cán bộ của liên đoàn Chữ thập đỏ quốc tế cho biết.

Chính phủ Nhật đã cử nhiều đội cứu trợ và kèm theo thực phẩm tới cho những người ở các khu tạm lánh. Thế nhưng, hoạt động cứu trợ có vẻ như “không xuể” với nhu cầu.

Ở Ishinomaki, thức ăn đã chuyển máy bay lên thẳng chuyển đến một sân vận động. “Những gì chúng tôi làm đến nay vẫn chưa đủ được. Nhu cầu thực sự quá lớn. Mọi người đã mất hết nhà cửa, họ sẽ còn phải ở các nơi tạm trú lâu”, phó thị trưởng Ishinomaki, ông Etsuro Kitamura nói.

Ca Thy (tổng hợp)
 Chúa ơi, xin hãy cứu dân Nhật khỏi nạn đói, xin cho các nước trên thế giới biết chung tay hồi phục lại những gì đã đổ nát nơi Nước Nhật

" Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực  nhớ có người anh em có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình." ( Mt5,24)

" Sống trong đời sống cần có một tấm lòng"  ca từ trong bài " Để gió cuốn đi" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cho ta nghĩ đến con người sống với  nhau không phải chỉ bằng vật chất, có qua có lại,  nhưng cần một trái tim biết rung cảm trước những nỗi bất hạnh của anh em đang sống chung quanh ta, sống phải có tình . Mấy ngày nay đứng trước thảm cảnh sống thần, động đất, nổ lò nguyên tử hạt nhân ở Nhật, càng cho ta nhìn về nước Nhật với lời cầu nguyện , sẻ chia nỗi đau mất mát của dân Nhật.
Lời Chúa ngày hôm nay dạy cho ta sống đối xử với nhau bằng con tim, bằng tình thương tha thứ hơn là lễ vật ta dâng lên Chúa, Tha thứ không phải là dễ, đã có lần Phêrô hỏi Chúa nếu anh em con xúc phạm đến con , con  tha 7 lần được không? Chúa trả lời phải tha bảy mươi lần bảy, vâng tha trong ven, tha không quay đầu lại, nghĩa là miệng ta nói tha thứ, nhưng lòng vẫn đầy hận thù.
Trong cuộc sống tôi, đã bao lần tôi cuối đầu nhận ơn tha thứ từ Chúa? đã bao lần tôi vấp ngã, Chúa vẫn nâng tôi lên, vậy mà khi tôi gặp phải cử chỉ, lời nói của người khác làm tim tôi tê tái, tôi lại thấy sự tha thứ thật khó, khó lắm.

Lạy Chúa, anh chị em con là những người con hằng ngày đối diện, chung sống mà con không thương yêu tha thứ được thì chắc chắn làm sao con có thể nói con yêu Chúa!

Lạy Chúa, xin cho con luôn nhìn thấy anh chị em con chính là những người giúp con mỗi ngày một hoàn thiện hơn, giúp con khiêm nhường hơn trong tương giao cuộc sống, con chỉ sống được điều đó khi con biết nở nụ cười với người con không thích, tha thứ với trong trái tim yêu thương. Để Danh Chúa được hiển trị nơi lễ vật con dâng Chúa mỗi ngày trên bàn thờ.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

LẠY CHÚA, CON SAI RỒI!
Dạo gần đây, có những cuộc biểu tình tranh đấu làm nức lòng hàng triệu người trên thế giới. Người ta nắm tay nhau xuống đường và nói: “Chúng tôi muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các ông sai rồi. Các ông có vấn đề. Các ông phải thay đổi.” Để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, không bao giờ là điều dễ dàng. Dù chỉ là biểu tình bất bạo động, như ở Tunisia, Ai Cập, thì giá phải trả cũng đến hàng chục, hàng trăm sinh mạng. Ở Lybia, người ta đi đến dùng súng đạn, nên máu me chết chóc càng tràn lan và chồng chất nhiều hơn. Đôi khi tôi mơ giấc mơ rất trẻ con, mơ rằng bất chợt sau một đêm thức dậy, tất cả các nhà lãnh đạo độc tài, tham nhũng, các tổ chức tội phạm, các kẻ gian manh, táng tận lương tâm trên toàn thế giới này bỗng cùng nhau nắm tay, xuống đường, hừng hực khí thế biểu tình và hô lớn: “Vâng, mọi người có quyền có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vâng, chúng tôi sai rồi. Chúng tôi có vấn đề. Chúng tôi cần thay đổi!”
Giấc mơ trẻ con. Vì đó là điều không tưởng. Nhìn nhận rằng “tôi sai rồi, tôi có vấn đề, tôi phải thay đổi” là điều rất khó, nếu không nói là khó nhất trần đời. Thường, tôi thích (thậm chí có năng khiếu) săm soi người hơn là truy xét chính bản thân mình. Tôi khen người này, trách người kia, đôi khi là có lý và xuất phát từ lòng quan tâm của mình. Nhưng rất ít khi những hay, dở của người thực sự đem lại một thay đổi đáng kể trong đời tôi. Tôi vẫn dậm chân, vẫn ì lại đó, mặc bao tháng năm trôi, chỉ vì ... tôi chưa đủ nghiêm cẩn nhìn lại chính mình. Xem chừng như nơi tôi mọi sự đều ổn cả, tôi không có vấn đề gì, và không có gì cần phải thay đổi!
Đọc báo, thấy bao điều đáng nản. Người ta rùm beng về những vụ án giựt gân, những xì căng đan, những “sao” lộ hàng, những xe đụng, người đâm, rùa bệnh... Gần đây, loạt tin về lạm phát, bão giá, đáng gọi là “tin” hơn, thì lại cũng chỉ là tin gây thêm rầu. Tôi ước gì mình có khả năng để xắn tay áo lên dàn xếp lại tất cả, chấn chỉnh, đổi thay tất cả – không chỉ đất nước và Giáo Hội địa phương mình, mà cả thế giới này – cho được tốt hơn hay ít ra là bớt buồn bớt tệ hơn. Nhưng rồi bỗng giật mình: Ai cần thay đổi trước, thế giới này, những người xung quanh tôi, hay là ... chính tôi? Và liệu có ý nghĩa gì cho tôi, nếu mọi sự xung quanh mình trở nên tốt hơn còn chính mình thì không hề nhúc nhích? Và còn nữa, một dấu hỏi vỗ thẳng mặt mình mà tôi không thể ỡm ờ hay ấm ớ: Phải chăng cuộc sống này, đất nước này, thế giới này ngổn ngang bao vấn đề như thế cũng bởi vì tôi chưa thật sự thay đổi chính tôi? Phải chăng điểm bắt đầu cho mọi cuộc thay đổi không ở nơi ai hay nơi đâu khác ngoài chính bản thân mình?
Một mùa sám hối nữa lại về. Tiếng gọi mời hoán cải, đổi đời lại đi vào lòng mình, giục giã. Thứ Tư Tro, tôi bước tới, lặng lẽ cúi mình để được rắc lên đầu một chút tro, với lời nhắn gửi: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng!” Cử chỉ đơn sơ mà đầy hàm nghĩa. Càng là một hình ảnh cảm kích, vì mọi người cùng làm cử chỉ ấy, chứ không chỉ mình tôi. Tất cả mọi người đồng đạo với tôi – già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ, giàu, nghèo, trí thức, ít học, quí phái, bình dân, từ Giáo Hoàng, Giám Mục, cho tới những người tín hữu bé nhỏ vô danh và lẩn khuất nhất, tất cả đều thinh lặng nhận rắc tro trên đầu, một cách công khai, để muốn nói lên rằng: “Tôi sai rồi. Tôi có vấn đề. Chính tôi cần thay đổi!” Ai bảo đây không phải là một cuộc biểu tình trong mơ, một cuộc biểu tình thắp lên hy vọng cho mọi người về một Giáo Hội dấn bước vào hoán cải, nên xứng đáng là “Giáo Hội thánh thiện” hơn, và qua đó trở thành nhân tố cho một thế giới tốt đẹp hơn?
Có gì phải ngại khi nhận mình là tội nhân đâu nhỉ, bởi lẽ đơn giản: vì đó là sự thực.
Hôm kia, động đất và sóng thần kinh hoàng dập vùi một phần nước Nhật. Tất cả đều tan hoang. Hàng vạn người chết. Hàng chục vạn chịu màn trời chiếu đất. Đau thương ngút trời. Có phải là vô tình trùng hợp khi biến cố xảy ra vào đầu Mùa Sám Hối và Hoán Cải của năm nay? Ai đó nhắc về lời cảnh báo của Đức Mẹ ở Akita mấy chục năm trước, lời cảnh báo về những thảm họa có liên quan đến tội lỗi của con người, cách riêng tội lỗi ngay trong lòng Giáo Hội.
Và lời cảnh báo này, cách đây gần hai ngàn năm, càng khả tín hơn nữa: “Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôê đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy” (Lc 13,4-5).
Lạy Chúa, con sai rồi, con có vấn đề, xin Chúa giúp con thay đổi

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011



Tôi muốn lưu lại trang mang này vì điều này cần thiết cho tôi, khi tôi nghĩ về cha mẹ tôi.

Cộng đồng mạng khá ngỡ ngàng và xúc động khi được xem một bộ phim ngắn mang tựa đề "Bữa trưa trên thiên đường" của một sinh viên Trung Quốc.

Chỉ trong 40 ngày kể từ khi được đăng tải lên mạng, video này đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem từ cư dân mạng. Tuy rằng chỉ là một con số không lớn, nhưng sự chú ý và sự thu hút của bộ phim thì lại lớn hơn hết tất cả các sức hấp dẫn khác.

http://www.youtube.com/v/VUM8uzDWmjk?fs=1&hl=en_US

Những lời thoại ngắn gọn mà đầy ý nghĩa của bộ phim:
00:59 Con trai: "Mẹ, đừng chắn tầm nhìn của con."
01:28 Mẹ: "Đến giờ cơm rồi, con ơi!"
Con: "Mẹ đừng cằn nhằn nữa, ồn ào quá."
02:12 Con: "Mẹ, chúng ta ăn gì cho tối nay?"
Mẹ: "Khi nào thì mẹ được ăn bữa cơm do chính tay con trai mẹ nấu?"
Con: "Khi con đủ lớn, con sẽ nấu cho mẹ hàng ngày."
Mẹ: "Ngoan lắm, chàng trai của mẹ."
05:30 Mẹ: "Khi nào thì mẹ được ăn bữa cơm do chính tay con trai mẹ nấu?"
Con: "Khi con đủ lớn, con sẽ nấu cho mẹ hàng ngày."
05:44 Lời tựa: "Khi bạn chờ đợi tương lai đến, bạn sẽ mất nó vĩnh viễn."

Hàng loạt bình luận cho thấy bộ phim đã làm lay động sâu sắc cảm xúc của người xem như:
“Lạy chúa, phim làm tôi cảm động quá. Tôi cảm thấy mình là đứa con tội lỗi, và bộ phim mang cho tôi một cái nhìn khác,
yêu thương cha mẹ hơn và những người xung quanh khi còn có thể. Tôi cảm thấy những người trẻ khác cần được xem những cảnh này”.

Có nhiều người xem đi xem lại bộ phim, và đa số những ai sau khi xem xong đều có chung một suy nghĩ:
"Hãy biết quý trọng thời gian bên cha mẹ, để ta sẽ không bao giờ phải ân hận".

Bộ phim ngắn có độ dài chỉ hơn 6 phút này kể về một chàng trai vốn luôn xấc xược và hỗn hào với người mẹ già cả, ốm yếu nhưng cần cù làm lụng và rất yêu thuơng cậu.
Rồi một ngày, cậu chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn và phong phú để cùng ăn với mẹ mình, nhưng chỉ còn là bức di ảnh của người mẹ, bởi bà đã mất sau một cơn tai biến.
Đó là bữa ăn trên thiên đường dành cho bà.
Ân hận, đau đớn, những cảm xúc mãnh liệt và mang đậm tính nhân văn, bộ phim ngắn này muốn chuyển tải đến khán giả một thông điệp: "Lời cảm ơn cha mẹ không bao giờ là sớm cả."

Liu Xiaoyu, một sinh viên thuộc học viện nhiếp ảnh Hebei, đã trực tiếp sản xuất bộ phim này với đủ các vai trò như nhà viết kịch bản, đạo diễn, quay phim và xử lý hình ảnh.
Tất cả chi phí của bộ phim chỉ là 30$ (600.000 VND) và được sử dụng chủ yếu trong phần trang phục

Sau khi bộ phim được hoàn thành, Liu đã hỏi ý kiến của cha mẹ cậu như là những người khán giả đầu tiên và:
"Khi tôi thấy mẹ tôi không thể ngăn những giọt nước mắt lăn dài, trái tim tôi như đang bay trên không trung bởi tôi biết tôi đã thực sự hoàn thành nó", Liu tâm sự.

Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em..." ( Mt 6,14)
Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện trong khiêm tốn và bình an, vì chính Chúa Cha biết chúng ta cần gì, và chúng ta phải biết cầu nguyện với tâm tình con thảo, không bắt Chúa phải theo ý mình nhưng khi cầu xin phải biết điều mình cần xin là chân thật và vì vinh danh Chúa.
Vậy Chúa Giêsu dạy ta cầu nguyện với kinh Lạy Cha. Cầu nguyện cho danh Cha được vinh hiển,nước Cha mau đến, ý Cha luôn thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Sau khi quy hướng về Cha rồi ta cầu nguyện cho điều rất thật tế của con người là : lương thực hằng ngày dùng đủ.
Đời sống cầu nguyện phải gắn liền thực tế với tha nhân qua việc ta tha thứ cho anh em mình, vì chính chúng ta cũng được chính Cha tha thứ cho ta.

Lạy Chúa được thưa chuyện với Chúa, được sống kế hợp với Chúa là nguồn hạnh phúc đời con. Xin cho mỗi lần con cất lên lời Kinh Lạy Cha là tim con phải nối kết với con tim của Chúa qua anh chị em con, trong tâm tình của người con tin tưởng vào tình thương của Chúa, con xin Chúa đoái thương đến anh em con ở Nhật Bản đang gánh chịu thiên tai khủng kiếp.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

".... Vì xưa ta đói các ngươi đã cho Ta ăn, Ta khát các ngươi đã cho ta uống; Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc.... Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như vậy cho những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta"... ( Mt25,31-46)

Khung cảnh ngày phán xét thật là bất ngờ, Thiên Chúa ghi nhận tất cả những gì chúng ta làm trong lòng mến, trong tình yêu, trong phục vụ . Chúa ở đâu? Chúa ở trong anh , trong em, trong tất cả mọi thụ tạo, Chúa ở ngày trên những nẻo đường ta đi, Làm sao để ta nhận ra Chúa? bài Tin mừng hôm nay cho tôi một sự lượng giá chính bản thân ta trong cách đối nhân xử thế hàng ngày. Ngày phán xét Chúa không đòi tôi bằng cấp, địa vị, Chúa cũng không đòi ta đã làm gì cho Chúa, nhưng Chúa sẽ phán xét ta về ĐỨC ÁI.

Thật khó khi đứng trước một xã hội loài người hôm nay, thực hư thế nào về lòng người, tôi không thể biết được, vàng thau lẫn lộn, nghèo thật nghèo giả không thể phân biệt được, Thật là khó nhận ra Chúa. Nhưng tôi tin Chúa vẫn ở đó đợi tôi, đợi tôi đem tình yêu Chúa vào tận cũng bóng đêm tội lỗi, tận cũng giả dối lừa lọc, để với tình yêu Chúa, tôi đưa họ ra ánh sáng của sự thật, của tình người.

Sáng này, trong buổi gặp gỡ các em thanh thiếu niên, đa số các em bị thiếu tình thương từ gia đình, cha mẹ lao cơm áo gạo tiền, đâu còn thời gian lo đến các em, các em đang đói, đói tình thương,tôi không biết làm gì cho các em ngoài việc ngồi nghe các em chia sẻ, rồi khuyên nhủ... Và rồi trong nước mắt 1 em kể cho tôi nghe chuyện ba mẹ em quyết định li thân, vì ba em không làm việc tối ngày chỉ có nhậu xỉn về chửa đánh mẹ em, mẹ em phải chịu cảnh chồng chúa vợ tôi 26 năm, nay mẹ em chịu không nỗi nên đành phải chia tay. Thật là buồn, tôi thương em lắm. Tôi chỉ biết cầu mong cho em và mẹ em được bình an trong thời gian tới. Vâng đó cũng chính là những người nghèo.

lạy Chúa, con dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho tất cả những người con của Chúa, và cũng cầu nguyện cho con biết nhận ra Chúa nơi những người nghèo về vật chất cũng như tri thức, những người đau khổ thể xác cũng như tinh thần, và xin cho con chia sẻ những gì con đang có cho những người đang cần đến con. Tất cả chỉ để làm vinh danh Chúa.

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011


CƠN CÁM DỖ THỨ NHẤT CỦA CHÚA GIÊSU
Mt 4,1-11
Bước vào tuần thứ nhất Mùa Chay năm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta đi vào sa mạc 40 ngày với Chúa Giêsu trong chay tịnh và cầu nguyện.
“ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi ngày và Người thấy đói” . Mở đầu đoạn Tin mừng Thánh Matthêu muốn xác định cho chúng ta Chúa Giêsu vào hoang địa không đi một mình, Ngài không tự đi, nhưng chính Thần Khí dẫn Ngài vào cuộc chiến đấu thiêng liêng, chuẩn bị cho một hành trình rao giảng Nước Thiên Chúa. Tại sao Chúa lại vào hoang địa để chịu cám dỗ? Phải chăng hoang địa là chính nội tâm, chính bản thân Chúa phải đối diện với chính mình và với sức mạnh của Thần Khí, với Lời của Cha. Là thân xác của con người, Chúa thấy đói, Chúa đói gì? Ở đây Thánh Matthêu không cho chúng ta biết cơn đói của Chúa mà chỉ “ Người thấy đói” .Vâng hằng ngày chúng ta cũng thấy đói, và cơn đói của chúng ta giống cơn đói của Chúa không? Chúng ta tiếp tục suy niệm phần tiếp theo của hành trình chiến đấu thiêng liêng.

Có lẽ cái tên cám dỗ biết tận cùng cơn đói của Chúa đang đối diện trong thân xác của một con người, nên tên cám dỗ đã xuất đầu lộ diện tấn công Chúa.

Trước hết nó cám dỗ Chúa về cái “ bụng” nghĩa là cám dỗ cơm bánh. Chúng ta cùng lắng nghe cuộc đối thoại của Chúa Giêsu và trên cám dỗ:
TCD: nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!
CGS: Người ta không chỉ nhờ cơm bánh nhưng chỉ nhờ miệng Thiên Chúa phán ra”
Vậy là cuộc đối thoại kết thúc 1-0 phần thắng nghiên về Chúa Giêsu.
Chúa chiến thắng cám dỗ vì Chúa đã nhìn lên Chúa Cha, Chúa luôn sống Lời Cha và “lương thực của Ta là làm theo Đấng đã sai Ta”.

Chúng ta suy nghĩ gì qua cơn cám dỗ này? Chúng ta thường nhìn xuống “cái bụng” để thấy mình đói nhiều thứ lắm, nào là đói ăn, đói tiền, đói tình… làm sao cho cái bụng phải đầy, ăn phải ngon, rồi ăn ngon rồi phải mặc đẹp, nhà lầu xe hơi… để từ đó ta loay hoay tìm cách thỏa mãn nhữngcơn cám dỗ, bất chấp dư luận, tôi lỗi. Nhìn xuống cái bụng ta chỉ toàn thấy sao tôi bị người này chê, người kia trách, ta nhìn xuống cái bụng để ta quy mọi thứ về mình mà không mở ra được với tha nhân.

Ngày hôm nay, tôi cũng như bạn chúng ta phải đối diện với bao nhiêu là cám dỗ, nhưng chúng ta phải nhận ra đâu là cám dỗ giúp ta nên Thánh, và đâu là cám dỗ đưa ta đời đời xa bóng tình yêu Chúa! Và tôi cũng không nằm ngoài tấm ngắm của tên cám dỗ, để vượt qua không phải là dễ phải không? Mỗi lần nhìn lại sau khi tôi chiều theo thân xác tôi cảm thấy hụt hững, tội lỗi và lại cúi đầu ăn năn, xin sự tha thứ của Chúa. Xa đi ngã lại, cám dỗ bên ngoài và cám dỗ bên trong luôn dằn vặt tâm hồn tôi. Tôi tin Chúa hiểu lòng tôi!

Bài học từ cơn cám dỗ thứ nhất Chúa dạy ta: Cám dỗ luôn đẩy ta nhìn xuống, Lời Chúa mời gọi ta luôn hướng lên. Cám dỗ luôn làm ta chùm bước, Lời Chúa luôn giúp ta hướng lên”

Lạy Chúa, giữa một thế giới xao động, thế giới mà người ta đang tôn thờ vất chất, tôn thờ chính cái bụng, xin cho con  biết ngước nhìn lên Thập giá Chúa để con chiến đấu khỏi vướng cạm bẫy đang vây quanh con, và lạy Chúa các cơn cám dỗ thường rất đẹp, ngọt ngào và dễ thương, xin giúp con biết say mê suy niệm lời Chúa để phân định, chọn lựa. Vì tất cả để vinh danh Chúa, Ngồi Sống Mới đời con.

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Sóng thần ập vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản hôm nay (11/3) sau cơn địa chấn mạnh 8,9 độ Richter.

Động đất xảy ra lúc 14h46 chiều nay (giờ Tokyo) ở độ sâu 10 km, cách Tokyo 382 km về phía đông bắc, cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho biết và thêm rằng động đất mạnh tới 8,9 độ Richter.
"Thứ 6, tim bắn ra khỏi lồng ngực. Chưa bao giờ cảm giác động đất như lần này", Phạm Hồng Long, nghiên cứu sinh Việt Nam đang sống ở ngoại ô Tokyo, thốt lên trên mạng xã hội facebook. "Cả tòa nhà nghiên cứu 5 tầng của bọn mình rung lắc, kêu răng rắc".
AFP cho hay động đất hôm nay kéo theo những đợt sóng thần cao 4 mét vào bờ biển đông bắc Nhật Bản. Tại cảng Sensai, tỉnh Miyagi, sóng thần còn lên cao tới 10 mét. Truyền hình Nhật phát đi hình ảnh những ngôi nhà bị sóng thần cuốn trôi. Đường băng tại sân bay Sensai ngập nước trong khi hàng chục người phải đứng trên nóc của tòa nhà chờ. Trong khi đó, hãng tin Kyodo cho biết sóng thần cao 7 mét ập vào bờ biển ở tỉnh Fukushima.
Ít nhất 10 vụ hỏa hoạn được ghi nhận ở Tokyo, AFP đưa tin. Nhiều tòa nhà rung chuyển trong vài phút. Hệ thống tàu điện ngầm ngừng hoạt động, tiếng xe còi hú khắp nơi còn dân chúng sơ tán khỏi các tòa nhà.
"Chưa bao giờ thấy trận động đất lớn vậy. Trên tầng 9, rung lắc dữ dội, đồ đạc đổ khắp nơi, máy tính xập xuống bàn, cốc nước cũng lăn", một nghiên cứu sinh người Việt ở Nhật kể. "Tất cả mọi người chui hết xuống gầm bàn, mặt mũi tái mét! Mấy người Nhật bảo chưa bao giờ thấy trận lớn thế này".
Trước đó, Nhật Bản đưa ra cảnh báo sóng thần ở mức cao nhất, cho rằng sóng có thể cao tới 6m.
Cơ quan cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cũng phát cảnh báo đối với một loạt các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Nga, quần đảo Mariana, Guam, Philippines, quần đảo Marshall, Indonesia, Papua New Guinea, Nauru, Micronesia và Hawaii.
Lần cuối cùng một trận động đất dữ dội xảy ra ở Tokyo là vào năm 1923 khi cơn địa chấn Kanto Vĩ đại cướp đi sinh mạng của 140.000 người, đa phần là trong các vụ hỏa hoạn.
Năm 1825, động đất mang tên Ansei Edo cũng khiến thành phố này bị hư hại nhiều. Gần đây nhất, trận động đất Kobe năm 1995 khiến 6.400 người chết.
Năm 2004, hơn 220.000 người thiệt mạng khi địa chấn mạnh 9,1 độ Richter ập đến Indonesia, kéo theo sóng thần tàn phá các khu vực quanh Ấn Độ Dương.
Hải Ninh
Lạy Chúa xin đến và cứu giúp những người con của Chúa ở Nhật Bản đang trong thảm cảnh điều tàn sau trận động đất kinh khủng quá.
Xin cho linh hồn những người đã chết trong trận động đất được an  nghĩ trong lòng thương xót của Chúa.
Đứng trước những biến cố đau thương từ thiên tai gây ra, tôi cảm thấy đau buồn vô tận, vì những con người chết đi mà chưa chuẩn bị gì cho sự ra đi của mình, họ quá bất ngờ!

Bước vào Mùa Chay năm nay, trước biến cố của nước Nhật, tôi càng phải sống tốt hơn qua Cầu Nguyện, Hi sinh và làm việc bác ái.





Tôi mãi lay hoay mãi mới tìm được tên đặt cho blog của tôi :NGUỒN SỐNG MỚI. Tôi viết blog với ước muốn chia sẻ những kinh nghiệm sống  Lời Chúa hàng ngày, đó là nguồn sống nuôi dưỡng tôi, làm cho cuộc đời tôi mỗi ngày luôn tìm vinh danh Chúa qua từng công việc, từng cử chỉ, từng nụ cười. Để mọi người gặp tôi là gặp Chúa Kitô , Nguồn Sống Mới đời tôi, " vì đối với tôi, sống chính là Đức Kitô và chết là một mối lợi" (Pl1,21)

Lời Chúa là nguồn sống mới của tôi, Lời Chúa luôn mới, dù có đọc đi đọc lại, dù có mới đọc 1 câu đã biết hết nội dung, nhưng tôi lại khám phá mỗi lần đọc Lời Chúa tôi nghe Chúa dạy tôi những điều mới phù họp với tâm trạng tôi đang sống, bạn có cảm nghiệm như vậy không?

Đọc Lời Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện, và sống lời Chúa trong sự thật và công bằng, tôi cảm nhận sự bình an nội tâm, dẫu cho đường đời vẫn lắm truân chuyên, tội lỗi vẫn ngập tràn, nhưng tôi vẫn nghiệm ra rằng: " Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính mà kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn" ( Lc5, 31-32)
Vâng, Lạy Chúa con là người đau yếu , con là người tội lỗi, con xin Chúa đến cứu chữa lòng con, Xin Chúa hãy cầm lấy tay con nâng con lên khỏi vũng lầy đam mê của thế gian.  Xin cho con có cái nhìn của Chúa, cái nhìn tha thứ trong yêu thương, biết đón nhận người khác với cả những bất toàn của họ, Tất cả vì vinh danh Chúa.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011


Thiên Chúa là Tình Yêu