Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Thứ Tư Tuần III Mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mc 4,1-20
1 Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông thì ở trên đất theo dọc bờ biển. 2 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói với họ rằng: 3 "Các ngươi hãy nghe! Này người gieo hạt đi gieo hạt giống. 4 Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn hết. 5 Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có nhiều đất. Hạt giống đã mọc lên ngay, vì lớp đất không sâu. 6 Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và vì không rễ, nên bị chết khô. 7 Một phần khác rơi vào bụi gai, và gai mọc lên làm hạt giống chết và không sinh hoa trái được. 8 Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt thì sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm". 9 Và Người phán rằng: "Ai có tai để nghe thì hãy nghe".
10 Khi Người còn lại một mình, thì mười hai ông là những kẻ luôn ở với Người, hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn, 11 Người liền bảo các ông: "Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên Chúa, còn những kẻ khác ở ngoài thì mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, 12 vì chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại mà được tha tội".
13 Người nói với các ông: "Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy thì hiểu sao được tất cả những dụ ngôn khác? 14 Người gieo hạt là gieo lời Chúa. 15 Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là những kẻ vừa nghe xong, thì Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ. 16 Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi là những kẻ khi nghe lời Chúa thì đón nhận vui vẻ, 17 nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ vì lời Chúa, thì họ sa ngã liền. 18 Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai. Đây là những kẻ nghe lời Chúa, 19 nhưng những lo lắng trần tục, sự quyến rũ của giàu sang và những đam mê khác xâm chiếm họ, bóp nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được. 20 Còn những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu mươi, và hạt một trăm".
Sống tâm tình của ngày cuối năm, bài phúc âm hôm nay thật là ý nghĩa, Lời Chúa soi sáng cho con rất nhiều về ý nghĩa từng loại hạt giống được vãi gieo trong suốt một năm qua. Hạt giống có sinh hoa kết trái hay không?
Mỗi giây phúc gống trong một ngày là một hồng ân của Chúa. Chúa luôn mong cho con được hạnh phúc, mong có con làm cho Lời ngày càng lãi ra. Nhưng đôi khi Lời con lại để chim trời ăn mất, nhưng đam mê thế sự phù vân làm bóp nghẹt Lời. Lạy Chúa xin tha thứ cho con.
Lạy Chúa xin cho con luôn yêu mến Chúa hết mọi ngyà trong suốt cuộc đời con.


Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Thứ Sáu Tuần II Mùa Thường Niên

Còn 8 ngày nữa là bước vào năm Canh Ngọ, ra đường mọi người tất tả, hối hả chạy, người chạy cho nhanh để kịp chuyến xe hay chuyến đò về quê, người chạy đi mua sắm cái gì đó cho gia đình, sinh viên lại lo chạy kiếm thêm tiền về quê... 
Còn tôi tôi cũng chạy cho những công việc còn dang dở cuối năm. Những ngày qua tôi cũng sống trong căng thẳng khi công việc còn quá bề bộn. Nhưng hôm nay đọc đoạn Lời Chúa
 
 Mc 3,13–19
 "Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người.  Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các ông đi giảng  và ban cho các ông quyền trừ quỷ.  Mười hai vị ấy là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô,  Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan là em Giacôbê, (cả hai được Người đặt tên là Boanerges, nghĩa là con của sấm sét),  rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Alphê, Tađêô, Simon nhiệt tâm,  và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người."
Chúa không làm việc một mình, nhưng Chúa nhìn thấy cần có những con người để chia sẻ công việc rao giảng Tin Mừng. Chúa gọi và chọn các ông không theo khả năng , hay tài giỏi của 1 con người. Chúa gọi các ông trong cầu nguyện, trên núi thanh tịnh. dẫu cho sau này chúng ta biết mỗi ông mỗi tính cách khác nhau, người bán,, người chối, người không tin Chúa sống lại, người tracnh giành quyền ngồi bên tả bên hữu.
Thế ta mới thấy Chúa là người lãnh đạo đại tài, từ những con người đó mà ơn cứu độ vẫn đang được thực hiện. Từ những con người đó mà làm đảo lộn cả thế giới.
Trong ngày cầu nguyện cho Đại kết, xin cho mỗi người chúng ta nhận thấy giá trị đích thực của anh chị em ta, chắp nhận những khuyết điểm của nhau, cũng như anh chị em ta chấp nhận khuyết điểm của ta vậy. Từ đó ta cùng nắm tay nhau đi rao giảng tin mừng tình yêu.
lạy Chúa xin cho mọi người hiệp nhất nên một.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Thứ Năm Tuần II Mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mc 3,7-12
7 Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, 8 Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm. 9 Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người. 10 Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần để động đến Người. 11 Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: "Ngài là Con Thiên Chúa", 12 nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người.

Hãy chạm vào Chúa Giêsu. Đám đông từ Galilê và Giuđê, đặc biệt là những người đau yếu bệnh tật, chen lấn đến gần để chạm vào Chúa Giêsu. Họ chạm đến Ngài và được chữa lành. Không phải chỉ chạm vào thân thể Chúa Giêsu là đủ. Nhưng họ còn phải chạm vào Ngài bằng chính niềm tin. Chỉ khi chạm vào Chúa Giêsu bằng đức tin mới chữa lành bệnh tật của những ai đến tiếp xúc với Ngài.


Ngày nay, chúng ta không thể chạm đến Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt nữa. Nhưng chúng ta vẫn có thể chạm đến Ngài bằng chính đức tin của mình. Hành vi "chạm" bằng đức tin là điều quan trọng đối với Chúa. Với niềm tin, chúng ta vẫn có thể chạm đến Ngài như Ngài đã từng để cho dân chúng chạm đến mình và Ngài vẫn cho thấy quyền năng như đã từng chứng tỏ ngày xưa. Thậm chí ngày nay, có bao nhiêu người còn tiếp tục cảm nghiệm việc chữa lành của Đức Kitô nhờ đức tin.

Lạy Chúa xin ban cho con một đức tin kiên vững để con thấy Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi, Xin cho con trở nên bé nhỏ để con nương tựa vào lòng Chúa. Và xin Chúa trong những ngày cuối năm rất nhiều chuyện để sắp xếp, hoàn thành, đôi khi con cảm thấy quá mệt mỏi, xin cho con biết chạy đến Chúa, chạm vào Chúa trong mỗi Thánh Lễ, trong những gời con sống với Chúa. Chạm vào Chúa qua anh chị em con.
Thứ Tư Tuần II Mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mc 3,1-6
1 Khi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay. 2 Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố cáo Người. 3 Chúa bảo người có tay khô bại rằng: "Ngươi hãy đứng ra giữa đây". 4 Rồi Người bảo họ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Được cứu sống hay là giết chết?" Nhưng họ thinh lặng. 5 Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: "Hãy giơ tay ra". Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. 6 Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và tìm cách hại Người.

Câu hỏi của Chúa làm ta suy nghĩ đến tình con người: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Được cứu sống hay là giết chết?" Đôi khi ta quá cứng ngắt trong lề luật phải thế này, phải thế kia, và thậm chí ta con cho việc ta đang làm là đúng, không nghe theo ý ai. Ta tự đặc cho người khác những chuẩn mực mà ta cho là "chuẩn" . Nào ta đâu có biết, tất cả lề luật đề là để phục vu con người.

Sống ở xã hội nào cũng phải có luật lệ, trong gia đình, trường học, công sở đều có luật. Luật để làm cho môi trường sống được trật tự hơn.

Trong tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các giáo hội, con xin cho mọi người biết mở rộng lòng đón nhận nhau trong yêu thương, bớt đi những khoản luật là xa lòng nhau. Lạy Chúa xin cho mọi người hiệp nhật nên một.
Thứ Ba Tuần II Mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mc 2,23-28
23 Vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. 24 Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: "Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?" 25 Người trả lời rằng: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy điều mà Đavít đã làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? 26 Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?" 27 Và Người bảo họ rằng: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; 28 cho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".


Luật lệ là để phục vụ con người, nhưng nếu cứ câu nệ vào lề luật sẽ dẫn đến sự xung đột.

Lạy Chúa xin cho con đường quá vì lề luật mà con bắt hại anh em con vô cớ. Xin cho sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội trên hoàn cầu

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Thứ Hai Tuần II Mùa Thường Niên

Lời Chúa: Mc 2,18-22

Cũ và mới luôn là một thực tại để so sánh trong cuộc sống hằng ngày: đồ này mới đồ kia cũ, thường thì đồ cũ cũng được gọi là đồ hết "date". Đồ mới đồ cũ không thể trộn lẫn với nhau sẽ làm sản phẩm trở nên tồi tệ và người ta cũng không thể chấp nhận được.
Những ngày cuối năm Quý Tỵ chuẩn bị bước vào năm Giáp Ngọ có biết bao nhiêu câu chuyện mới và cũ. Người ta sơn lại nhà cũ để ngồi nhà trở nên khang trang trong ngày mới. Người ta đưa nhau đi sắp những bộ cánh mới để mặc trong những ngày Tết, nghèo sắp theo kiểu nghèo, giàu sống theo kiểu giàu. Tiền lì xì cũng phải cố gắng đổi cho được những đồng tiền mới.... Ôi đủ sự trên đời của "mới và cũ".
Câu chuyện điêu đứng vì hàng dỏm Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam cũng

 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140106/dieu-dung-vi-hang-dom-trung-quoc.aspx

Cũng mới và cũ, ruột một đàng bao một nẻo, làm đảo điên những người cần đồng tiền đi mua nó, xử dụng nó. Thật là tệ hại cho sức khỏe cộng đồng. Tất cả vì lợi nhuận.
Bài Tin mừng hôm nay cũng nói về cái mới và cũ

"Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?" Chúa Giêsu nói với họ: "Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới".

Câu hỏi đầu tiên của các môn đệ Gioan và các biệt phái ăn chay, mà môn đệ của Chúa lại không ăn chay nên mới có chuyện để mọi người bàn hỏi Chúa. Người Do Thái lại rất coi trọng việc ăn chay, mục đích của họ ăn chay để được gặp Đấng Messia.

Chúa giải thích thật là đơn giản, đơn giản đến mức không ai thắc mắc được. Vì mọi sẽ thay đổi khi Chúa bước vào con đường chịu nạn.

Vậy nghĩa là sao? ăn chay hay không ăn chay không quan trọng bằng việc ý thức ăn chay để làm gì, ăn chay như thế nào, không phải ăn chay để mà phán xét anh chị em , tại sao thế này, tại sao thế kia. Sống giai đoạn nài thì theo giai đoạn đó, Đang có sự hiện diện của Chúa, đang ở với Chúa thì phải vui tươi, tinh thần sống phải luôn mới. thế Chúa mới ví: "Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới"

Chúa thật tài tình khi đưa ra ví dụ rất thật tế. Lại nhắc ta hiểu rằng để nhìn ra và hiểu được giá trị của "cũ và Mới" trong đời sống hằng ngày lẫn đời sống thiêng liêng cần khám phá ra thực tại của chính mình mà lựa chọn cho bản thân một cách sống sao cho phù hợp với Chúa.

Giống như người nội trợ đi mua đồ, cũng phải có kinh nghiệm chọn cá tươi, rau tươi... mà không có hóa chất... ta cũng cần tập cho mình có kinh nghiệm sống với Chúa, để mối tình của ta với Chúa luôn mới, luôn tươi.

Lạy Chúa xin cho con biết khám phá cuộc sống quanh con có rất nhiều cái cũ và mới, và mội ngày con làm cho đời sống con mới luôn trong Chúa, trong anh chị em con, nhưng cái mới phải có ích cho con và cho mọi người, không thể trong lòng thế này mà ngoài lại thế khác. Xin cho người người đang chuẩn bị bước vào một năm Giáp Ngọ biết chon lựa cho mình một lối sống mới tốt hơn, tươi hơn và đầy sức sống, sống thật để tâm hồn luôn bình an.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Chúa Nhật Tuần II Mùa Thường Niên - Năm A
Lời Chúa: Ga 1,29-34

Sáng nay vào lúc 8g30 tôi đến Nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn để tham dự thánh lễ khai mạc Năm Thánh của Dòng Tên nhân dịp mừng 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin mừng trên đất Việt.
Tôi được hiểu và biết thêm tinh thần truyền giáo từ những bước chân đầu tiên của ba vị thừa sai đặt chân đến Cửa Hàn, Đà Nẵng. Và đến nay với lòng nhiệt thành loan báo Tin mừng quý cha, quý thầy Dòng Tên đã và đang tiếp tục thắp sáng ngọn lửa của Thần Chân lý và Tình yêu trên trên quê hương Việt Nam.
Với lòng nhiệt thành truyền giáo và nỗ lực hội nhập văn hóa Việt của linh mục Alexandre de Rhodes, S.J., (cha Đắc Lộ) thể hiện qua hai công trình liên quan đến chữ quốc ngữ là cuốn Phép giảng tám ngày và Từ điển Việt-Bồ-La, cũng như về việc đào tạo các giáo lý viên và hàng giáo sĩ bản địa tương lai thể hiện qua việc thành lập Hội Thầy giảng. Tạ ơn Chúa và cảm ơn quý cha, quý thầy Dòng Tên.
Cùng với tâm tình tạ ơn Chúa qua bài Tin mừng Chúa nhật 2 thương niên

"Một hôm, ông Gio-an thấy Chúa Giê-su tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng : Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.

Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước." Ông Gio-an còn làm chứng: "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần." Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn."

" Tôi đã biết người" Gioan Tẩy Giả nói biết Chúa nghĩa là ông biết Chúa là "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng : Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi"
Nhưng nói "biết" thì Gioan phải chứng mình điều đó qua chính việc ông làm phép rửa và minh chứng điều đó qua "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần." Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn."
Biết và làm chứng là điều không phải dễ, Biết về Đức Ki-tô và làm chứng về Ngài quả là một điều quá khó. Muốn là chứng về Đức Ki-tô chính ta phải sống và hiểu về Chúa. Mỗi ngày chiếm ngắm Chúa họ nơi Chúa. Chỉ qua đời sống phục vụ và yêu thương ta mới chứng minh cho người khác thấy Chúa đang hiện diện trong đời sống, trong thế giới hôm nay.
Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa , xin cho con biết con. và xin mãi mãi ở lại trong con và con được ở lại trong Chúa.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Thứ Tư Tuần 1 Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mc 1,29-39

Khởi đầu một ngày mới bạn thường bắt đầu bằng việc gì để tạo động cơ hành trình 24 tiếng đồng hồ? có người thì tập thể dục, người thì uống một ly cà phê, hut một điếu thuốc, điểm tâm bằng 1 tô phở. Người thì lo đưa con đi học, người thì lo cho cha mẹ ăn sáng, người thì tìm đến hững chợ đầu mối để chọn hàng về bán....

Còn tôi khởi đầu một ngày mới với giờ cầu nguyện, chiêm niệm Lời Chúa trong ngày, tham dự thánh lễ, điểm tâm, vệ sinh nhà cửa, sau đó lên Facebook để chia sẻ với mọi người Lời Chúa mà tôi suy niệm sáng nay.

Chúa Giêsu cũng bắt đầu một ngày mới bằng những giờ cầu nguyện. vâng bắt đầu một ngày mới với những giây phút dành cho Chúa, và cho mình để cả một ngày ta dành thời gian cho tha nhân, cho công việc. có thể các bạn nói :ôi đó là chuyện của ông cha, bà sơ, những người chọn đời sống tu trì. Không đâu bạn, cuộc sống ai cũng cần phải có những giờ dành riêng cho mình, tâm có tịnh thì đời mới an được.


Và qua bài tin mừng ta thấy Chúa làm rất nhiều việc cho những người đau khổ, yếu đau, đến khi mặt rời lặn Chúa vẫn còn làm việc, Chúa đâu có từ chối một bệnh nhân nào đến với Chúa.


 Khi ấy Chúa Giêsu ra khỏi hội đường. Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê.  Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các Ngài.

 Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám;  và cả thành tụ họp trước cửa nhà.  Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.  Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. 36 Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm được Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy".  Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa".  Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.

Sau một ngày làm việc vất vả, mệt nhọc ta thường làm gì? Đi thư giản với bạn bè, đi shopping, nghe nhạc, lướt web, chat, Fc, nhậu, tán gẫu... ôi thiếu gì chuyện để mà rời bỏ công việc tại công ty, cơ quan, giảng đường là ta tìm về chốn ta yêu thích.

Lạy Chúa, tìm giờ đến với Chúa, hồi tâm trước Chúa để con thấy con là ai, thấy những việc con làm trong ngày có sáng không có tốt không, đó là điều rất cần thiết. Xin cho con và những người con của Chúa biết yêu mến cầu nguyện vì trong cầu nguyện con sẽ khám phá Chúa muốn con làm gì và con biết con làm gì.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Thứ Ba Tuần 1 Mùa Thường Niên
Trong những ngày vừa qua câu chuyện bắt cóc em bé sơ sinh ở bệnh viện quận 7 phần nào gây phẩn nộ trong lòng bao nhiêu người, và tôi cũng cảm thấy bức xúc. Tôi đã dành rất nhiều giờ cầu nguyện lần hạt để xin Chúa cho những nhà chức trách tìm ra được em bé cho gia đình chị Tâm ,và cho người bắt cóc em nhận ra việc làm sai trái của mình.

Rồi điều kỳ diệu cũng đã đến, khi đọc tin "Chuyện phá án vụ bắt cóc trẻ sơ sinh" http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/590038/chuyen-pha-an-vu-bat-coc-tre-so-sinh.html#ad-image-0 và tôi mừng quá, cất tiếng tạ ơn Chúa.

Sáng nay lại suy niệm bài tin mừng Mc 1,21-28
 (Đến thành Capharnaum), ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường.  Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
 Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên  rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai: là Đấng Thánh của Thiên Chúa".  Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi, và ra khỏi người này!"  Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét lên một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy.  Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái chi vậy? Đây là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả các thần ô uế, và chúng vâng lệnh Người".  Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.


Chúa chữa người bị thần ô uế ám, tôi suy niệm câu: "Hãy im đi, và ra khỏi người này!" .


Vâng "hãy im đi", trong lòng người bắt cóc em bé luôn có "thần ô uế" không thành thật, gian dối, vây hãm con người cô ấy để cô ấy không còn lối thoát mới hành động thiếu suy nghĩ.

Trong lòng ta cũng vậy, đôi khi "thần ô uế" gì đó, nó cứ lãng vãng, xúi dục ta làm điều xấu mà ta nào có hay biết. chỉ có trong cầu nguyện, hồi tâm, thinh lặng ta mới khám phá ra "thần ô uế" đang làm ta mất tự do của con Chúa. Lúc đó ta phải kêu cầu Chúa và bảo nó "hãy im đi, ra khỏi đây mau".
để được niềm xác tín vào Chúa và sự nhạy cảm trong tâm hồn, ta hãy bám vào Chúa. Xin Chúa cứu giúp ta.

Lạy Chúa con dâng lên Chúa tất cả những người đang bị thần ô uế: tiền, tài, danh vọng, tham ô, tham nhũng... khống chế bao vây họ. xin Chúa giải thoát họ.

Thứ Hai Tuần 1 Mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mc 1,14-20
14 Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, 15 Người nói: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".
16 Đang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. 17 Chúa Giêsu bảo các ông: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người". 18 Lập tức bỏ lưới, các ông theo Người. 19 Đi xa hơn một chút nữa, Người thấy Gia-côbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, 20 Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người.

"Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người"
Xin cho con biết theo Chúa từng giây phút trong đời sống của con, theo CHúa là con chắp  nậyn lội ngược dòng.
"Lập tức bỏ lưới, các ông theo Người." bỏ lưới, các ông dám bỏ sự an toàn mà các ông đang có, dám bỏ lại sự ổn định của cuộc sống thường ngày, mà theo Giêsu, cho dù trước mặt các ông là một khung trời mù mịt. Nhưng các ông tin vào lời mời gọi của Chúa: "Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người"
Xin cho con biết vững tin vào con dường con đang đi là đi theo Chúa, bước theo Chúa cho đến hơi thở cuối cùng.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Chúa Nhật sau Lễ Hiển Linh, Năm A - Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
Lời Chúa: 
 Mt 3,13-17
13 Bấy giờ, Chúa Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình. 14 Nhưng ông một mực can Người và nói : "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !" 15 Nhưng Chúa Giê-su trả lời : "Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính." Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người.
16 Khi Chúa Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. 17Và có tiếng từ trời phán : "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người."
Phụng vụ hôm nay, nhất là bài Tin mừng, gợi lên cho chúng ta ý tưởng về ngày lễ phong vương. Thánh Marcô cho chúng ta biết Đức Giêsu chịu phép rửa của ông Gioan ở sông Giorđan. Chính khi Đức Giêsu được dìm trong nước và được kéo lên thì trời mở ra và có Thánh Thần hiện xuống dưới hình chim bồ câu và tiếng nói từ trời vang xuống :”Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”. Đây là tiếng của Thiên Chúa Cha nói với Đức Giêsu để nhận Ngài làm Con. Lời nói ấy khiến chúng ta nghĩ đến một nghi lễ phong vương.

Ngày xưa, khi một người được phong lên làm vua thì phải trải qua một cuộc lễ phong vương với nghi thức gồm 3 phần, và hôm nay Đức Giêsu cũng đã thực hiện 3 phần ấy :


- Phải tắm rửa sạch sẽ.

- Phải được xức dầu.

- Và được tôn xưng làm vua.
          

1. Phải tắm rửa sạch sẽ.

Đức Giêsu chịu phép rửa ở sông Giorđan bởi tay ông Gioan Tẩy giả. Chỉ ai không trong sạch mới cần tắm rửa. Vậy, Đức Giêsu là chiên của Thiên Chúa, một con chiên trong sạch vô tì tích, tại sao lại phải tẩy rửa tội lỗi ? Thưa, Ngài làm như vậy là để hoà đồng với con người khiêm nhường để từ đó dạy ta rằng muốn vào Nước Trời, phải ăn năn sám hối, cải thiện đời sống và phải tắm gội tâm hồn cho trong sạch :”Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được xem thấy Chúa”.

2. Phải được xức dầu.

Đức Giêsu được Thánh Thần xức dầu tấn phong. Trong bài đọc 2, thánh Phêrô nói :”Đức Giêsu thành Nazareth được Thiên Chúa dùng Thánh Thần và quyền năng và xức dầu tấn phong cho Ngài”.

Tiên tri Isaia đã nói trước và chính Đức Giêsu đọc đoạn sách của Isaia ở hội đường Do thái :”Thánh Thần Chúa ngự trên tôi : Vì Chúa đã xức dầu cho tôi, Người đã sai tôi đem Tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đầy, phóng thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa...”(Is 61,1-3). Và Đức Giêsu đã kết luận : hôm nay đã ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về Ngài.

3. Ngài được phong vương.

Đức Giêsu được tôn phong làm vua, là Đấng Messia, là Chúa Cứu thế.

Trong Tin mừng, Thánh Marcô nói :”Khi Ngài vừa ở dưới nước lên thì Trời mở ra, Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài và có tiếng từ trời phán:”Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”. Đây là lời tuyên phong long trọng Đức Giêsu là Vua, là Con Thiên Chúa.

Xin Chúa dạy con biết sống khiêm nhường, biết lùi xa một bước để tiến tới Chúa gần hơn.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh
Lời Chúa: Ga 3,22-30


 Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ Người đến đất Giuđêa. Người ở lại đó với họ và làm phép rửa.  Cũng có Gioan làm phép rửa tại Ainon, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến để chịu rửa.  Vì chưng, khi ấy Gioan chưa bị tống ngục.  Xảy ra có cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và người Do Thái về việc thanh tẩy. Họ đến cùng Gioan và nói với ông: "Thưa Thầy, người đã ở với Thầy bên kia sông Giođan, mà Thầy đã làm chứng cho, nay cũng làm phép rửa và ai nấy đều đến cùng người!"  Gioan trả lời rằng: "Người ta không tiếp nhận gì mà không phải bởi trời ban cho. Chính các ngươi đã làm chứng cho tôi là tôi đã nói: Tôi không phải là Đấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người.  Ai cưới vợ, thì là người chồng, còn bạn hữu của tân lang đứng mà nghe tân lang nói thì vui mừng vì tiếng nói của tân lang. Vậy niềm vui của tôi như thế là đầy đủ.  Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".

Các môn đệ của Gioan Tẩy Giả cảm thấy bất an vì: "Thưa Thầy, người đã ở với Thầy bên kia sông Giođan, mà Thầy đã làm chứng cho, nay cũng làm phép rửa và ai nấy đều đến cùng người!". đó cũng là tâm trạng của ta khi đứng trước một nguy cơ sẽ mất sự ảnh hưởng của công chúng dành cho ta, cho cộng đoàn, gia đình của ta. Ta bất an vì ta thấy mình thua kém người này, nhóm kia. Ta bất an khi ta thấy nguy cơ ta sẽ bị cô đơn, bị chê bai, không ai quan tâm đến sự hiện diện của ta trên cõi đời này.

Trong cuộc sống hằng ngày ở công sở, tương quan giữa người với người dễ đẩy ta đi vào con đường ganh tỵ với người khác khi họ hơn mình.

Cạnh tranh nhau trên thị trường bán buôn ta mới thấy ganh tỵ dẫn đến sự chết cho người khác khi, người ta làm hàng gian hàng giả để giá rẻ hơn người khác bán mà chất lượng không có.

Ganh tỵ khi người nào đó giỏi hơn, tài hơn, đẹp hơn ta, để rồi ta tìm cách nói xấu hay hạ phẩm giá người khác.


...............

Vậy Thánh Gioan Tẩy Giả phản ứng như thế nào khi nghe các môn đệ báo cho ông sự thật đang diễn ra. Ông đã trả lời: "Người ta không tiếp nhận gì mà không phải bởi trời ban cho. Chính các ngươi đã làm chứng cho tôi là tôi đã nói: Tôi không phải là Đấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người. Ai cưới vợ, thì là người chồng, còn bạn hữu của tân lang đứng mà nghe tân lang nói thì vui mừng vì tiếng nói của tân lang. Vậy niềm vui của tôi như thế là đầy đủ. Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại" Thánh nhân đã dạy ta về lòng khiêm tốn, nhìn nhận những gì có nơi người khác là ân ban của Chúa. Biết đứng đúng chỗ trong cuộc sống và nhìn nhận được khả năng mình đang có cũng như năng lực của những người cùng làm việc đó là một nghệ thuật sống đem đến sự bình an cho mình và cho người khác.


Muốn được như vậy ta đọc những chia sẻ về việc tập sống không ganh tỵ của một tác giả trên net:

Trong bản thân mỗi một người, không ai mà không có cảm giác ganh tị. Ganh tị là một cảm xúc mà mọi người có để đối phó với thời gian. Ganh tị có thể được sử dụng trong một cách tốt đẹp, khi nó kích động chúng ta làm những điều tích cực hơn trong cuộc sống.

1. Hãy nâng cao lòng tốt của bạn bằng cách giúp đỡ người khác.

Nếu bạn nghĩ thoáng hơn, cởi mở hơn và luôn đối xử tốt đẹp và tử tế với người khác, thì sự ghen tuông trong lòng bạn sẽ dễ dàng tan biến mất.

2. Thực sự khen ngợi người khác khi bạn cảm giác ganh tị với một ai đó.

Nếu bạn khen người khác, nó giúp bạn tiếp tục tập trung vào những điều tích cực, thay vì để cho những cảm xúc tiêu cực của sự ganh tị lấn át bạn.

3. Chuyển hướng tập trung của bạn để suy nghĩ về những điều tốt đẹp và tích cực khi bạn cảm giác ghen tuông bắt đầu phát sinh bên trong bạn.

4. Hãy biết ơn phước lành của riêng bạn, cảm ơn và trân trọng những gì bạn đang có, những kỹ năng và tài năng mà bạn đang sở hữu.

Đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Biết được khả năng của mình, biết chấp nhận những gì không thay đổi được, đồng thời biết cách phát huy thế mạnh của mình, tức là bạn biết cách tạo hạnh phúc cho mình

5. Bạn phải hiểu rằng :

Mọi người không ai giống như ai và không phải ai cũng sẽ có cùng một mức độ cuộc sống, và không phải ai cũng sẽ có cùng một kỹ năng và tài năng. Bạn phải nhận ra được quà tặng của riêng mình và những điều đặc biệt theo cách riêng của mình, thì sự ganh tị sẽ dần biến mất trong tâm trí bạn.

6. Hiểu được giá trị của con người.

Tôn trọng và tôn vinh con người là quan trọng hơn nhiều so với việc tìm lấy những thứ vật chất mà bạn mong muốn. Nếu như một người có tất cả những thứ mà mình muốn, nhưng không có bạn bè và gia đình để chia sẻ những thứ vật chất mà bạn làm ra, thì cuộc sống của bạn cũng chẳng có ý nghĩa gì? Vì vậy, chúng ta phải học những gì quan trọng trong cuộc sống và những giá trị của con người, giữ gìn và phát huy những mối quan hệ xung quanh chúng tôi, để sự ganh tị không tiêu diệt chúng ta.

(Sưu tầm)

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014



Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh

Sáng nay tôi đọc được bài báo trên trang đện tử thanh niên, với tựa đề :

Sống sao cho chuẩn ? - Kỳ 2: Xây dựng hình ảnh bản thân http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140109/song-sao-cho-chuan-ky-2-xay-dung-hinh-anh-ban-than.aspx

Những ý kiến về "sống chuẩn" của các bạn trẻ phần nào cho tôi có cảm nhận, các bạn ấy đã sống, thực hành và xây dựng hình ảnh chính mình một cách "chuẩn" mà người ta vẫn thường hay thêm một tí nữa "chuẩn không cần chỉnh". 

Mượn ý tường của bài bài viết, để tôi suy tư Lời Chúa Lc 5,12-16 để nghiền ngẫm chúa dạy như thế nào về "sống sao cho chuẩn"

"Xảy ra khi Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi, thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: "Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch". Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: "Ta muốn, hãy nên trơn sạch". Lập tức, người ấy khỏi phong hủi. Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: "Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch". Nhưng tiếng đồn về Người cứ lan rộng, và dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện."


Trong thời Chúa Giêsu, Chúa cũng hướng dẫn cho người bị phong hủi van xin được chữa lành, và Chúa đã chữa anh lành, anh ta tin vào Chúa. 
Vậy "sống chuẩn" cần có thêm lòng tin vào cuộc sống, tin và người đối diện, tin vào tình yêu thương của những người chung quanh dành cho mình. Từ đó mình sẽ đem đến cho người khác niềm tin vào cuộc sống.
Chúa Giêsu cứu giúp, chữa lành bệnh cho người phong hủi, dạy ta "sống chuẩn" là biết quan tâm đến nhu cầu của người khác.
Chúa Giêsu nói với người bị phong hủi " Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: "Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch". "Sống chuẩn" là người biết kín tiếng, không kiêu ngạo, khoe khoan, vì tất cả là tình thương của Chúa ban. "Sống chuẩn" cũng phải biết giữ luật lệ : luật giao thông, luật nơi nình làm việc.... Khi sống biết giữ luật thì lòng luôn bình an và tinh thần được thư thái, mọi người sẽ thấy mình "sống chuẩn mà không cẩn chỉnh"

Và Chúa Giêsu đã sống "quá chuẩn" khi Chúa lui vào nơi hoang vắng để cầu nguyện, mặc cho người ta tìm đến để nghe Người dạy, xin được chữa lành. Chỉ khi biết dành thời gian trong ngày để được ở trong cõi thinh lặng, đối diện với lương tâm, với Lời Chúa, với sự tĩnh lặng của bầu khí yên tĩnh, sẽ giúp ta tìm về với giá trị đích thật của chính mình "sống để làm gì?" từ đó ta sẽ sống chuẩn.

Lạy Chúa để sống chuẩn theo lời Chúa dạy con phải luôn ý thức Chúa: Chúa đang ở trong con, với con, Chúa đang làm việc cùng con, Chúa ở khắp mọi nơi, từ đó con sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, nơi con làm việc, các quan hện trong cuộc sống và biết giữa mội trường sống xanh-sạch-đẹp.

Sống sao cho chuẩn ?

Một căn nhà cần có cả nền chắc, thân vững và mái che chắc chắn. Thiếu một trong ba sẽ không còn là ngôi nhà hoàn thiện. Là thanh niên, nếu sống thiếu tâm, thiếu trí hay không có hoài bão đều sẽ trở thành một nhân cách khiếm khuyết.

Hình ảnh trong MV Thanh niên chuẩn - Ảnh: Youtube
Hình ảnh trong MV Thanh niên chuẩn - Ảnh: Youtube 
Do đó, T.Ư Đoàn đã phát động cuộc vận động xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới với 3 nhóm phẩm chất quan trọng: tâm trong, trí sáng và hoài bão lớn.
Tâm trong
Bác Hồ đã nói: “Người có tài mà không có đức thì là vô dụng”, bởi họ chỉ làm việc vì bản thân, không giúp ích cho ai, thậm chí sẽ vô cùng nguy hiểm nếu có tài mà không đi kèm đạo đức.
Một thanh niên có tâm trong là một người nhân ái, biết sống vì gia đình và vì xã hội. “Sống nhân ái - đời không tê tái; sống vì mọi người mới không giống đười ươi”.
Một thanh niên có tâm trong là một người trung thực với chính mình và với mọi người. “Sống trung thực dù đời cơ cực - gặp dối trá là quyết không tha”.
Một thanh niên có tâm trong là một người trách nhiệm với gia đình, đất nước và với chính bản thân mình. “Có trách nhiệm chứ đừng trách móc - có trách nhiệm rồi sẽ được bổ nhiệm”.
Tâm trong ấy phải kiên bền với những cám dỗ cuộc đời. “Tâm trong - bẻ cong vẫn thẳng”.
Trí sáng
Đây chính là trí tuệ, là tài năng bởi nếu thanh niên không có tài thì “làm việc gì cũng khó”. Một thanh niên không có trí tuệ sẽ chỉ nghĩ được những suy nghĩ bình thường, làm những việc bình thường, tạo nên những kết quả bình thường, tạo nên một xã hội bình thường, một đất nước bình thường.
Một thanh niên có trí sáng là một thanh niên có tri thức. Có hiểu biết là nền tảng để làm việc, để phân biệt đúng sai - tốt xấu. “Có tri thức không lo uất ức, muốn bớt cực nhọc - bây giờ phải học”.
Một thanh niên có trí sáng là một thanh niên giỏi kỹ năng. Bởi không kỹ năng làm gì cũng nặng - giỏi kỹ năng đời hết khó khăn. Đây là chiếc chìa khóa để làm việc hiệu quả.
Một thanh niên có trí sáng là một thanh niên sáng tạo. Bởi xã hội không thể đi lên nếu thanh niên chỉ mãi bắt chước tiền nhân, chấp nhận những gì có sẵn. Sáng tạo là phải suy nghĩ táo bạo, phá bỏ lối mòn là điều sống còn. Tuy nhiên, đừng rơi vào căn bệnh “bắt chước” đang hoành hành trong giới trẻ của chúng ta. Bởi “sáng tạo là không giả mạo - sáng tạo là không ba xạo”.
Một thanh niên có trí sáng là một thanh niên khỏe tinh thần và cả về thể chất. Có sức khỏe sẽ bẻ khó khăn, giỏi thể chất - mọi việc hoàn tất, khỏe tinh thần - làm việc rần rần.
Như vậy, muốn có suy nghĩ phải siêng năng tư duy, bởi “có suy nghĩ trong đầu sáng trí - lười suy nghĩ chí bu đầy đầu”.
Hoài bão lớn
Đây là tấm bản đồ cuộc đời cho mỗi thanh niên. Hoài bão sẽ giúp thanh niên biết mình sống để làm gì, không lung lạc, biến cuộc đời trở thành ý nghĩa, sống thật sự là sống chứ không chỉ là tồn tại.
Một thanh niên có hoài bão lớn là một thanh niên dám nghĩ - dám làm. Bởi nhà không tự mọc, thóc không tự xay, muốn đạt điều hay, phải làm phải nghĩ. Không dám nghĩ - dám làm, thanh niên chỉ là một thực thể thụ động ngồi chờ sung rụng. Trong khi thanh niên là thế hệ phải tiên phong, chớ ăn đi trước, chớ bước đi sau.
Một thanh niên có hoài bão lớn là một thanh niên dấn thân vươn lên. Bởi ai ai cũng có bàn tay - cớ sao chỉ biết ngửa tay xin tiền? Là thanh niên, có dấn thân thì mới nên thân, có ý chí là chạm mí thành công! Trẻ không dấn thân - về già hối hận.
Và cuối cùng, một thanh niên có hoài bão lớn là một thanh niên yêu nước. Giống như người con phải yêu gia đình, yêu cha mẹ, yêu truyền thống nơi mình sinh ra, đó là chất keo kết dính để mình có quyết tâm bảo vệ gia đình và phát triển gia đình mình. Người công dân cũng thế, nếu mất đi lòng yêu nước thì không thể nào có động lực dựng xây, làm giàu cho đất nước, làm cho xã hội văn minh, và nguy cơ mất nước là hoàn toàn có thể. Yêu nước thì không ngại trầy xước, xông pha.
Tóm lại, một thanh niên có hoài bão sẽ không lo cuộc đời chao đảo, mất hết phương hướng và có một cuộc đời vô vị.
Hãy là một thanh niên chuẩn, vì bản thân, vì gia đình, vì đất nước Việt Nam.
MV Thanh niên chuẩn có sự góp mặt của thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, ca sĩ Tiêu Châu Như Quỳnh, Thanh Duy Idol, Hoàng Rapper vừa ra mắt ngày 27.12 đã thu hút hàng trăm ngàn lượt xem trên YouTube và chia sẻ sang các trang mạng xã hội khác. MV kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng cuộc vận động "Xây dựng hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”. MV do T.Ư Đoàn chỉ đạo thực hiện, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn và Tập đoàn Đại sứ trẻ tổ chức sản xuất.
Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
(Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM)

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ gia đình

Hầu hết các bậc bố mẹ đều trông chờ vào nhà trường trong việc dạy dỗ con, bởi tâm lý “trăm sự nhờ thầy cô”... Vì thế, bố mẹ thường mải mê lao vào công việc mưu sinh, không còn thời gian để trò chuyện với con.

Có gia đình làm ăn thành đạt, bố mẹ lại bao bọc quá kỹ lưỡng, nuông chiều thỏa mãn mọi nhu cầu của con, rồi tự cho là đã quan tâm, chăm sóc chúng đầy đủ và tưởng lo được thế là “khôn ngoan”. Có trường hợp bố mẹ quá kỳ vọng về tương lai của con nên buộc con phải đạt được những mục tiêu vượt xa khả năng học tập của chúng. Do đó, một số trẻ tới lớp chỉ mong được phiếu bé ngoan, được điểm cao cho bố mẹ mừng. Từ đây lại tạo cho trẻ mắc thêm căn bệnh lừa dối ngay từ tuổi ấu thơ, mất đi khả năng tự chủ, các em trở nên phụ thuộc, ưa đòi hỏi, ỷ lại.
Bên cạnh những đứa trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cách giáo dục sai lệch của gia đình, còn có nhiều trẻ “cá biệt” vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ngay ở một nhà, có trẻ được người mẹ bênh vực chở che, còn người bố thì thường xuyên quát nạt trách phạt vô cớ. Bố mẹ chưa quan tâm sát sao, chưa theo dõi chuyển biến tâm lý của con trẻ.
Có không ít trường hợp bố mẹ sa vào các tệ nạn xã hội, làm ăn buôn bán bất chính, lối sống không lành mạnh; bố mẹ ly hôn, ly thân, kinh doanh thua lỗ, mắc phải vòng lao lý... Trong hoàn cảnh như thế, nhiều gia đình không còn ý thức được hết tầm quan trọng về giáo dục con cái, đành buông xuôi hoặc giáo dục con sai lệch nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống của trẻ.
Do hạn chế trong giáo dục kỹ năng sống, một số trẻ vô cảm, tự ti, dễ đánh mất niềm tin. Do thiếu kỹ năng sống, một số trẻ hỗn hào, nhõng nhẽo, ương ngạnh, về lâu về dài sẽ trượt dài trong sự hư hỏng.
Về mặt khách quan, sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường trong giáo dục học sinh cũng không còn chặt chẽ như trước. Biểu hiện rõ nét là các trường chỉ “lo” tổ chức gặp gỡ giáo viên với phụ huynh triển khai phần đóng góp, nộp các loại phí... Trong đó có phụ huynh phải mượn người họp thay, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con, không rõ tình trạng “cá biệt” của trẻ. Còn việc giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm, tuy một số trường còn duy trì nhưng thiếu nội dung, rơi vào hình thức.
Đứng trước thực tế yêu cầu chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, đòi hỏi mỗi gia đình phải hiểu con em mình thì mới giáo dục được trẻ. Vì vậy đối với các gia đình, điều trước hết cần chủ động gặp giáo viên thông qua các buổi họp định kỳ hoặc đột xuất. Đối với học sinh “cá biệt”, cần được tăng cường sự gặp gỡ giữa giáo viên và gia đình để sớm nắm bắt tình hình, tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm ngăn ngừa tiêu cực xảy ra với con trẻ. Từ đó tạo cho trẻ niềm tin, bước vào một quá trình “học ăn học nói, học gói học mở” rồi đến “tiên học lễ, hậu học văn”.
Điều cốt yếu là làm sao để có được những bài học thiết thực, gần gũi và sinh động cuốn hút trẻ làm theo. Nhờ đó, sẽ trang bị các kỹ năng sống đơn giản về văn hóa chào hỏi, xếp dọn đồ đạc, tự chăm sóc bản thân... Đối với nhà trường, cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng giáo viên chủ nhiệm “cắm chốt”, giáo dục học sinh “cá biệt”, tận tâm giúp đỡ học sinh nghèo đến lớp. Từ sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục, cần nâng cao xây dựng thành quy trình mang tính “chuyên nghiệp” để nhân rộng trong cộng đồng. Do đó, vai trò của gia đình phải là chủ thể quan trọng giúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản, tạo dựng cho trẻ niềm tin bước vào đời.
Nguyễn Thị Hà (Q.Cầu Giấy, Hà Nội)

Sống sao cho chuẩn ? - Kỳ 2: Xây dựng hình ảnh bản thân

Tôi là ai? Tôi cần làm gì để có một hình ảnh đẹp và ấn tượng trong mắt mọi người? Đó là những câu hỏi mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn hay đặt ra và cần một lời giải đáp. Đây cũng là diễn đàn Thanh Niên mở ra để bạn đọc góp ý kiến về hình ảnh “bạn trẻ sống sao cho chuẩn?”. Bài và ý kiến xin gửi về địa chỉsongsaochochuan@thanhnien.com.vn

Sống sao cho chuẩn ? - Kỳ 2: Xây dựng hình ảnh bản thân
Mỗi ngày, chỉ cần làm một việc tốt, dù nhỏ nhưng ý nghĩa. Trong ảnh: Nhiều bạn trẻ tham gia nhắn tin ủng hộ chương trình Vì Trường Sa tại TP.HCM - Ảnh: Lê Thanh
Muốn bản thân có một hình ảnh đẹp cần phải có một quá trình xây dựng hình ảnh bản thân khá lâu dài. Chính vì vậy bạn hãy bắt đầu xây dựng hình ảnh của mình ngay từ hôm nay để được đẹp trong mắt mọi người vào ngày mai. 
Chuẩn là không luẩn quẩn
Ai đó đã từng nói: “Khi bạn theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Người trẻ cần xác lập cho mình lộ trình và kế hoạch quản trị cuộc đời. Chính bạn phải là người hiểu rõ bản thân của mình nhất. Hãy lập hồ sơ quản trị cuộc đời và trả lời cho những câu hỏi: Những thành tích đáng nhớ nào mà bạn đã từng đạt được? Những mối quan hệ nào mà bạn cần luôn được duy trì và chăm sóc? Câu chuyện/lời nói/người đã làm thay đổi cuộc đời bạn? Những nguyên tắc sống mà bạn theo đuổi? Những mốc sự kiện quan trọng và đáng nhớ trong cuộc đời bạn?
Xác lập cho mình những mục tiêu ngắn hạn và những mục tiêu dài hạn trong cuộc sống và đề ra kế hoạch thật chi tiết, cụ thể để có thể hoàn thành những mục tiêu ấy. Bạn nên nhớ: Mục tiêu chính là: “Kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn đạt được cộng với thời hạn hoàn thành cụ thể” thiếu yếu tố thời gian và sự quyết tâm, mục tiêu đó chỉ mãi là kế hoạch được đặt trên bàn giấy. Mục tiêu cần thỏa mãn 4 tiêu chí: hấp dẫn, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với khả năng của bạn. Làm được những điều ấy, bạn sẽ có tấm bản đồ màu nhiệm để biết bạn sẽ đi đâu về đâu giữa mê cung của cuộc đời, xác lập lộ trình hướng đến sự thành công lớn trong tương lai. 
Xây dựng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội
Mạng xã hội là một mảng lớn trong đời sống ngày nay, đặc biệt là đời sống của giới trẻ. Nên việc sử dụng mạng xã hội để khẳng định bản thân mình là một điều cực kỳ quan trọng nó có ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta.
Vấn đề hiện nay là nhiều bạn trẻ sử dụng email (thư điện tử) rất nhiều, nhưng lại sử dụng nó một cách “thiếu khoa học”. Những lỗi thường mắc phải của các bạn trẻ trong sử dụng email như: Tên email thì dài và mang tính giật gân để gây sự chú ý của mọi người, gửi thư với những nội dung cộc lốc không có tiêu đề, viết sai chính tả... Chính những điều này làm người khác đánh giá không hay về văn hóa “thư điện tử” của bạn.
Facebook cũng là một kênh góp phần tạo nên hình ảnh của bạn. Hiện nay các bạn trẻ đang có rất nhiều các trào lưu trên Facebook như: chụp hình tự sướng mang tính khêu gợi, những status mang tính giật gân nhằm câu like, những comment bằng hình ảnh độc, lạ...
Trên thực tế cho thấy thì những trào lưu theo kiểu “Bà Tưng” vẫn đang rất “nóng” đối với giới trẻ. Các trào lưu ấy đã giúp cho các bạn trẻ được nhiều người biết đến hơn, được nhiều người ngắm nhìn hơn. Nhưng các bạn đã xây dựng một hình ảnh phản cảm trên “thế giới ảo” mà “thế giới” này có tác động rất lớn đến cuộc sống thật thường ngày của các bạn. Những thói quen, hay trào lưu không tốt trên Facebook ấy nó đã tô thêm cho bạn những gam màu tối trong “hồ sơ cuộc đời”.
Thế giới của Facebook là một thế giới rất phức tạp, đôi khi vô tình mà những hình ảnh, Status không đẹp của chúng ta được lan truyền đến bạn bè, người thân. Lúc ấy họ sẽ có những đánh giá tiêu cực về bản thân chúng ta. Vậy làm sao để sử dụng Facebook tạo hình ảnh cho bản thân mình?
Bạn nên viết status là những câu nói hay, có ý nghĩa. Hoặc những câu chuyện có ý nghĩa mà bạn bắt gặp trong cuộc sống. Những câu có tác dụng hoàn thiện bản thân thường được mọi người ưa thích. Không chỉ vậy, những hình ảnh được đăng tải lên trang cá nhân của bạn là những hình ảnh là các hoạt động từ thiện, tình nguyện, buổi hoạt động lý thú, bổ ích cũng cho người xem có những đánh giá tích cực về bạn.
Con người sinh ra không phải tan biến đi như một hạt cát vô danh, mà họ sinh ra, để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác thông qua các giao tiếp, ứng xử và cách xây dựng hình ảnh của họ. Chúng tôi rất mong các bạn sẽ có thể in dấu hình ảnh thật đẹp trong trái tim của người khác ngay từ hôm nay… 
Ý kiến
 Bùi Đỗ Đạt
“Có khó gì đâu sống chuẩn ơi/Chỉ là đừng mải mê ham chơi/Dẫu sống là không nên chờ đợi/Nhưng sống có ích cho cuộc đời”.
(Bùi Đỗ Đạt,
sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM)
 Trần Anh Quân
“Sống chuẩn là phải biết tìm tòi. Thấy cái khó nhất quyết phải học hỏi. Mọi chuyện luôn cố gắng thật giỏi”.
(Trần Anh Quân,
sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM)
 Lê Kim Quyền
“Là làm những gì mình thích nhưng phải phù hợp với chuẩn mực xã hội. Chuẩn về kiến thức, lối sống, tình cảm. Quan trọng nhất vẫn là chuẩn về bản thân, nghĩa là biết trang bị kiến thức cho mình, biết học hỏi, và sống có ước mơ, mục đích”.
(Lê Kim Quyền,
sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM)
 Đinh Lê Huyền Trang
“Sống chuẩn là sống hết mình, chơi hết mình, học hết mình. Nhưng bên cạnh đó phải biết tìm kiếm cơ hội, khám phá cái mới mẻ và không quên việc học và trách nhiệm với bản thân và gia đình”.
(Đinh Lê Huyền Trang,
sinh viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn)
 Phạm Ánh Nguyệt,
“Sống chuẩn không khó. Chỉ cần sống có trách nhiệm. Biết tự quản lý bản thân, biết phấn đấu, sống có mục tiêu chính đáng và phải sống hết mình, sống có ý nghĩa”.
(Phạm Ánh Nguyệt,
sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM)
 Trương Thanh Tùng
“Không nhất thiết phải sống gò ép theo một chuẩn mực nào cả. Chỉ cần sống đúng bản chất, đúng với đam mê, sở thích, lý tưởng của bản thân”.
(Trương Thanh Tùng,
sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
Lê Phong 
“Một người trẻ “chuẩn” không phải chỉ lao đầu vào học. Mà nên có một chút nhí nhố. Đồng thời quan tâm đến thời sự, có quan điểm, góc nhìn rõ ràng, tích cực. Tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội”.
(Lê Phong,
sinh viên Trường CĐ Phát thanh -Truyền hình 2 TP.HCM)
 Trần Hồng Sơn
“Chỉ cần cố gắng học tập, và không ngừng phấn đấu trong cuộc sống, quyết tâm theo đuổi mục đích, hoài bão của mình thì đã trở thành một người trẻ sống chuẩn”.
(Trần Hồng Sơn,
học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Đồng Nai)
Xuân Phương - Trâm Anh (ghi)
 
Sắc đẹp nhận được sự chú ý, tính cách nhận được cả trái tim
Đầu tư về ngoại hình là điều quan trọng để gây ấn tượng với những người xung quanh. Phục trang, tác phong và phi ngôn ngữ cũng góp một phần lớn vào việc xây dựng hình ảnh bản thân của bạn.
Cần phải có một tác phong chuẩn mực và cách ăn mặc phù hợp vì điều này góp phần rất lớn tạo nên hình ảnh đẹp, mang đến cho bạn thêm nhiều cơ hội. Ăn cho mình, mặc cho người là như vậy.
Mỗi buổi sáng bạn cần kiểm tra để thấy vẻ đẹp bên ngoài của bạn đẹp nhất trong điều kiện có thể. Trước khi bước chân ra khỏi nhà, bạn nên kiểm tra kỹ: quần áo chỉnh tề, sạch sẽ, không tuột cúc, không tuột chỉ, không bị rách…
Một ngoại hình sáng, gọn gàng, phù hợp sẽ giúp bạn nhận được sự chú ý, tạo thêm cho bạn nhiều cơ hội nhưng chính tính cách mới là chất keo gắn bó bền chặt nhất trong các mối quan hệ.
Luôn biết cách làm mới bản thân: luôn tìm kiếm những cơ hội để hoàn thiện bản thân là một trong những điều quan trọng mà người trẻ nên quan tâm. Bởi lẽ, chỉ khi chiến thắng chính bản thân mình và hoàn thiện hơn chính mình ngày hôm qua mới là mục tiêu cốt lõi mà bạn cần hướng đến trong cuộc sống.  
Làm những việc tốt. Hãy tập để trái tim có những rung cảm đích thực. Mỗi ngày, chỉ cần làm một việc tốt, dù nhỏ nhưng ý nghĩa, một năm bạn sẽ có 365 việc tốt. Điều đó sẽ mang lại cho cuộc sống của bạn nhiều điều ý nghĩa và hạnh phúc.
Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An(Phó giám đốc Trung tâm truyền thông - tư vấn và đào tạo Ý Tưởng Việt)