Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017



“Một du khách, khi chờ đợi chuyến bay tại phi trường, đến tại quầy mua một gói bánh bao nhỏ. Kế đó bà ta ngồi xuống, rồi bắt đầu đọc báo. Sau một lúc, bà ta nhận ra tiếng giấy kêu sột soạt. Từ đàng sau tờ báo, bà ta thất kinh khi nhìn thấy một người ăn mặc chải chuốt đang cầm lấy mấy cái bánh bao của mình. Không bằng lòng như thế, bà ta bước tới và giật lại túi bánh bao ấy.

Một hai phút trôi qua, rồi tiếng sột soạt lại đến nữa. Ông ta đang cố lấy cho mình cái bánh khác. Đến lúc nầy, cái túi bánh gần cạn hết, nhưng bà ta rất tức giận đến nỗi không nói được lời nào. Khi đó, giống như thêm sĩ nhục vào sự tổn thương, người kia bẻ chiếc bánh còn lại làm hai, đưa phân nửa sang cho bà nầy rồi ăn nửa phần còn lại kia.

Vẫn còn hơi giận một lúc sau, khi chuyến bay của bà ta được công bố, bà nầy đã mở cái túi xách tay của mình ra để lấy chiếc vé. Giật mình và lúng túng, bà ta tìm gặp ở đó túi bánh bao của mình chưa mở ra! Tính ngạo mạn của chúng ta quả là sai trật dường bao!” (báo “Leadership Journal” )

Câu chuyện trên cho chính bản thân tôi bài học, nhìn vậy chứ không phải vậy, nghĩ vậy chức chưa chắn đúng vậy.

Khổng Tử: “Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật.”

Một ngày kia Khổng Tử đang đi trên đường cùng với các môn sinh đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Gặp lúc nước Tề đang mất mùa vì hạn hán và dân chúng bị đói khổ cùng cực khắp nơi. Về phần thầy trò Khổng Tử cũng phải ăn trừ cơm bằng những củ khoai mì, măng tre hay bất cứ thứ đồ ăn gì kiếm được. Một hôm thầy trò Khổng Tử được một người đem đến biếu một ít gạo, đủ để nấu một nồi cơm, Thầy trò Khổng Tử đều tỏ ra phấn khởi vì đã nhịn đói lâu ngày. Bấy giờ Tử Lộ có nhiệm vụ dẫn anh em vào rừng hái rau, còn Nhan Hồi thì được phân công ở nhà nấu cơm. Khổng Tử lúc đó đang nằm đọc sách ở nhà trên, bỗng nghe thấy có tiếng “cộp” từ bếp vọng lên. Khổng Tử tò mò nhìn xuống dưới bếp thì nhìn thấy Nhan Hồi đang dùng đũa lấy cơm trong nồi ra, để lên tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Sau đó nhìn trước nhìn sau không thấy ai, anh ta đậy nắp nồi lại rồi đưa từng nắm cơm vào miệng nuốt lấy nuốt để. Nhìn thấy mọi cử chỉ của Nhan Hồi Khổng Tử chỉ biết lắc đầu thở dài và ngửa mặt lên trời than rằng !

“Ôi chao, học trò bậc nhất của ta mà lại ăn vụng hèn hạ như vậy sao ? Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nơi hắn thì bây giờ đã tan thành mây khói hết”.

Khi bữa ăn đã dọn xong và thầy trò đều ngồi vào bàn thì Khổng Tử lớn tiếng hỏi các học trò xem mình có nên lấy một bát cơm để cúng cha mẹ hay không ? Mọi người đều cho là phải, duy chỉ có mình Nhan Hồi là không đồng ý. Khi được hỏi lý do, thì anh ta cho biết như sau: “Thưa Thầy, con nghĩ là không nên cúng, vì trong lúc mở vung ra xem cơm trong nồi đã chín đều chưa, thì tự nhiên cơn gió mạnh thổi đến, làm cho bụi bặm và bồ hóng ở trên gác bếp rơi xuống. Con vội đậy vung lại nhưng vẫn không kịp, cơm trong nồi đã có đầy bụi ở mặt trên. Sau đó con dùng đũa lấy ra lớp cơm bẩn định sẽ đem vất đi. Nhưng rồi con lại nghĩ rằng: Thầy trò ta lâu không được ăn cơm. Mà số cơm bẩn lại nhiều tương đương với phần ăn của một người. Do đó con đã mạn phép thầy và các anh em để ăn trước phần cơm bẩn ấy. Thưa Thầy, thế là hôm nay con đã được ăn rồi và bây giờ con chỉ ăn thêm phần rau thôi. Vừa nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời than rằng :

“Ôi chao ! Thế là trên đời này cũng có những sự việc chính mắt ta trông thấy tỏ tường mà vẫn không biết rõ thực hư ! Suýt nữa ta trở thành một kẻ xét đoán hồ đồ và bất công rồi”.

Lời than thở của Khổng Tử chính là lời tôi cũng đã bao lần vội và thấy các rác của người khái mà quên đi cái xà trong mắt tôi to quá không còn cho tôi thấy điều tốt nơi một người tôi gặp gỡ

Điều khó vẫn là thấy được cái xà trong mắt mình. Lẽ ra tôi phải thấy ngay vì nó quá lộ liễu. Nhưng nó khó thấy, vì tôi không muốn thấy cái xấu của mình. Càng có quyền, có chức, có uy tín, có tuổi tác và kinh nghiệm, càng khó chấp nhận nếp nhăn nơi khuôn mặt mình. Xin có con biết nhận thấy chính bản thân còn quá bất toàn để con có các nhìn vị tha đối với anh em. Xin cho con biết khiêm tốn để người khác lấy chính các rác nơi bản thân. 

Thứ Hai tuần XII mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mt 7,1-5
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng đoán xét để khỏi bị đoán xét. Các con đoán xét thể nào thì các con cũng bị đoán xét như vậy. Các con dùng đấu nào mà đong, thì cũng sẽ đong lại cho các con bằng đấu ấy. Sao ngươi thấy cái rác trong mắt anh em, mà không thấy cái đà trong mắt ngươi? Hoặc sao ngươi bảo anh em: "Ðể tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh", và này: cái đà đang ở trong mắt ngươi. Ðồ giả hình, hãy lấy cái đà khỏi mắt ngươi trước đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ để lấy cái rác ra khỏi mắt anh em ngươi".

Tôi và bạn ai cũng có một nỗi sợ riêng - có thể là nỗi sợ bóng tối, sợ sự cô đơn, sợ độ cao hay đơn giản chỉ là sợ một loài vật như nhện, chuột, rắn, rết ... Ra đường sợ xe tông, sợ cướp giựt, đi sợ thì sợ hàng giả, chọn thực phẩm thì lại sợ hóa chất. Ôi nỗi sợ phủ vậy cuộc sống. Đi thi, chưa thi thì sợ rớt.... Muôn vàn nỗi sợ và nỗi sợ lớn nhất là sợ chết.


Nếu mà sống trong tâm trạng lúc nào cũng sợ thế thì làm sao mà sống vui, sống khỏe được, sống trong sợ hãi nghĩa là tôi và bạn đã không sống. Sự sợ hãi sẽ không làm cho ta lớn lên và thành công trong cuộc sống, không dám mạo hiểm, sáng tạo, khám phá cuộc sống và không hề coi việc vượt qua bản thân mình là một mục tiêu sống, để rồi những nỗi e dè cứ đồng hành cùng chúng ta trên đường đời.

Bác sĩ tâm thần Paul Dubois hướng dẫn bài tập vượt qua nỗi sợ. Mỗi đêm, lấy ra một mảnh giấy và chia thành hai cột. Liệt kê những điều mà bạn gặp rắc rối trong một cột và những điều tốt đẹp ở cột còn lại.

Tiếp đến, bạn cố gắng nghĩ ra một điều tốt đẹp cho mỗi khó khăn của mình. Nếu bạn nhận ra rằng luôn có những điều tốt đẹp diễn ra hàng ngày xung quanh bạn, bạn sẽ ít nghĩ về những điều tiêu cực hơn.

Còn Chúa Giê-su trong bài tin mừng theo thánh Mat-thêu nói với các Tông đồ và nói hôm này Người nói với tôi và bạn  "Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.

"Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần."


Đức Giêsu đã yêu cầu các môn đệ can đảm loan báo sứ điệp của Người. Người cũng yêu cầu các ông phải tin tưởng hoàn toàn nơi Người . Các ông phải chứng tỏ một cách vô điều kiện là cách ông thuộc về Người và tin vào sứ điệp của Người, mà trước tiên đây là sứ điệp của Cha trên trời. Một ngày nào đó, Đức Giêsu sẽ tuyên bố nhận hay từ khước các ông là tùy điểm này. Một lần nữa Đức Giêsu lại tỏ cho thấy địa vị và uy quyền vô song của Người. Án xử của Thiên Chúa về chúng ta, cũng như số phận đời đời của chúng ta, tùy thuộc cách chúng ta đối xử với Đức Giêsu.

Can đảm sống cho tin mừng chính là lúc sống biết chọn lựa, và phó thác để không còn sợ những thế lực thế gian mà bước đi trong ánh sáng, xin cho con biết chọn Chúa, biết nhìn lên thập giá để xóa tan những nỗi sợ không đáng sợ, mà sợ chính hỏa ngục, chính nơi mà đời đời trầm luận, để rồi con biết thay đổi cuộc sống. Đừng sợ, vì con có Chúa.



Chúa Nhật tuần XII mùa Thường Niên A
Lời Chúa: 
 Mt 10, 26-33
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.
"Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.
"Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời".

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Dù là người không theo một tôn giáo nào, họ cũng có những tâm tình cầu nguyện với ông Trời với Đất.

Mỗi khi tôi gặp khó khăn, gặp đâu khổ kể cả lúc thành công và hạnh phúc xảy ra trong đời sống, tôi cầu nguyện. Kể cả khi tôi quyết định một việc gì tôi cầu nguyện xin ơn khôn ngoan.

Mỗi sáng thức dậy tôi câu nguyện tạ ơn Chúa cho tôi được nhìn thấy ánh sáng, những người thân yêu, cho tôi được sống thêm một ngày mới. Cầu nguyện cho Gia đình, Hội dòng, thế giới được bình an.

Cầu nguyện theo tôi là tỏ lòng biết ơn Chúa, phó thác và khiêm tốn cần được sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa qua những người khôn ngoan, qua những người cộng sự với tôi trong mọi công việc.


Bạn với tôi hãy dành thời gian đọc câu chuyện "Lời cầu nguyện của em bé 8 tuổi"


Lời cầu nguyện của em bé gái 8 tuổi, bị bác sĩ cho là không còn hy vọng sống, đã lau khô nước mắt cha mẹ em. Noémie đã mở quả tim mình ra cho những người chung quanh, nơi em là hiện thân của Chúa Giêsu.

fr.aleteia.org, Marinella Bandini, 2016-02-03

Đó là ngày 18 tháng 9-2015. Michela và Andrea có cảm tưởng thế giới đang sụp đổ dưới chân mình. Noémie, cô con gái đầu lòng 8 tuổi của hai người bỗng trở bệnh nặng, em cần phải được đưa vào bệnh viện để mổ khẩn cấp. Em bị bệnh tim bẩm sinh. Phẫu thuật được ấn dịnh vào ngày 7 tháng 10, gia đình chỉ có vài tuần để chuẩn bị, từ Latina, trong vùng Latium, gia đình phải đến Gênes, vùng Ligurie nơi em bé sẽ được mổ.

“Khi nhìn con gái tôi cầu nguyện, chúng tôi thấy khuôn mặt Chúa Giêsu hiện thân nơi con chúng tôi”

Ngày 7 tháng 10 là ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi. Một sự trùng hợp kỳ diệu vì hai vợ chồng có lòng kính mến Đức Mẹ Mân Côi, họ thường đến đền thánh Pompéi, nơi có tượng Đức Mẹ cầu bàu cho những trường hợp tuyệt vọng nhất để cầu nguyện. Một tuần trước khi mổ, Noémie và cha mẹ em đến Pompéi để dự một lễ rửa tội. Đối với Andrea, cha của Noémie, đây không phải là một sự trùng hợp, nhưng là sự ăn khớp giữa Chúa và họ. Ông Andrea kể lại câu chuyện họ đi Pompéi: “Noémie bắt đầu cầu nguyện, nhưng em không xin mình được lành bệnh như cha mẹ “yếu lòng tin” của em. Em xin Đức Mẹ cho em một “quả tim lớn hơn để em biết yêu mọi người và yêu nhiều hơn”. Noémie làm cha mẹ em ngạc nhiên: “Khi nhìn con cầu nguyện, chúng tôi khám phá khuôn mặt của Chúa Giêsu: ngài thật sự hiện thân giữa chúng tôi, chúng tôi có thể chiêm ngắm Ngài qua các đau đớn của Noémie, của Ngài trên thập giá. Chúng tôi ở bên cạnh Ngài như chúng tôi đang ở bên cạnh Noémie”.

Một thử thách được sống trong ân sủng

Việc Noémie phát bệnh là dịp họ “bám vào” Chúa, họ gia tăng cầu nguyện và kéo theo họ là bạn bè của họ: “Chúng tôi nhận ra bao nhiêu là tình yêu của Chúa cho chúng tôi, trong đời sống xã hội, trong đời sống nghề nghiệp”. Còn Noémie? Em dâng lên Chúa các đau khổ của em, em đã cầu nguyện với Chúa và em thố lộ với cha mẹ em: “Lạy Chúa Giêsu, con không muốn chịu đau khổ này, bây giờ con chịu đựng không nổi, con xin dâng lên Chúa để cầu nguyện cho tất cả những người không tin ở Chúa”.

Và lời cầu nguyện của em đã được nhận lời: “Bao nhiêu người không tin ở Chúa bắt đầu cầu nguyện cho em Noémie. Chúng tôi gặp giữa người ‘tôi đã không cầu nguyện từ lâu, nhưng bây giờ tôi phải cầu nguyện’, nếu Chúa chọn chúng tôi để mang các tâm hồn về với Chúa, chúng tôi xin cảm tạ Chúa”.

Andrea và Michela tràn ngập lòng biết ơn: “Chúng tôi đã sống thử thách này như một ân sủng, ân sủng đã làm cho chúng tôi kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu”.

Hai vợ chồng sống kinh nghiệm đứng dưới thập giá của Mẹ Maria: “Như Mẹ Maria, chúng tôi đặt hết tin tưởng vào Chúa, Đấng không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Chúng tôi liên tục ca hát ngợi khen Chúa, cho tất cả những gì Chúa đã cho chúng tôi, cho tất cả những điều tuyệt vời đang chờ chúng tôi”.

“Tất cả những gì Chúa làm là để cho chúng ta được nên tốt

Michela mở lòng người mẹ: “Khi tôi ở bên đầu giường Noémie trong phòng hồi sức, tôi nghĩ tôi sẽ bị suy sụp. Nhưng Chúa, Đấng mạnh hơn tất cả đau khổ của chúng ta ở đó để nâng đỡ chúng ta. Bên cạnh Noémie, tôi hát không ngừng, tôi tin chắc đó là ơn Chúa đã cho tôi, bởi vì tôi biết, tôi không bao giờ giữ vững như vậy được lâu, tôi không bao giờ chịu đựng như vậy một mình. Tôi ca hát để cám ơn Chúa, tôi cám ơn Ngài cho từng việc, bởi vì tự trong sâu thẳm lòng mình, trong quả tim mình, tất cả chúng ta đều xác quyết tất cả những gì Chúa làm là để cho chúng ta được nên tốt”.
_(Marta An Nguyễn chuyển dịch)
Sức mạnh của lời cầu nguyện cá nhân và tập thể, cầu nguyện trong tín thác và xác tín.

Chúa Giêsu dạy cầu nguyện: "Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này:

'Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.'

Cầu nguyện là thứ rượu làm vui thỏa tâm hồn con người. (Thánh Bernard)

Khi chúng ta cầu nguyện, lời từ con tim phải được lắng nghe nhiều hơn là lời từ miệng lưỡi. (Thánh Bonaventure)



Thứ Năm tuần XI mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mt 6,7-15

7 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. 8 Đừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. 9 Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này:
'Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, 10 nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. 11 Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, 12 và tha nợ chúng con, như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng con, 13 xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.'
14 Vì nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Đấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. 15 Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con".

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Làm việc lành phúc đức, một lời khuyên mà các vị sáng lập các tôn giáo đều khuyên dạy tín hữu của mình.
Sáng nay được nghe lại nội dung bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về đề tài "Làm việc lành phúc đức"

Làm việc lành phúc đức không phải là vì thương hại, cũng không phải chỉ là để trút gánh nặng tâm hồn, nhưng là để chia sẻ và cảm thông với đau khổ của anh chị em đồng loại. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Cảm thông và sẻ chia

Đau khổ với người đau khổ. Làm việc lành phúc đức không phải là làm một cái gì đó để trút bớt những đè nặng trong lòng, cũng không phải là làm để cảm thấy yên tâm hơn… Không chỉ thế! Làm việc lành phúc đức là để cảm thông với nỗi đau của người khác, là chia sẻ với đầy lòng trắc ẩn trong sự đồng hành. Làm việc lành phúc đức còn có nghĩa là thông cảm với những vấn đề của tha nhân. Ở đây có câu hỏi là: Tôi có biết chia sẻ như thế không? Tôi có sống quảng đại không? Khi tôi nhìn thấy một người đau khổ, một người đang gặp khó khăn, tôi có cảm thấy nỗi đau ấy? Tôi có biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác? Trong những hoàn cảnh đau thương của người ấy?

Chấp nhận những rủi ro

Giống như ông Tobia trong bài đọc thứ nhất, với lòng trắc ẩn và sẻ chia, khi làm việc lành phúc đức, chúng ta sẵn lòng đón nhận những rủi ro bất trắc. Có nhiều rủi ro. Ở đây ở Roma trong thời chiến tranh, Đức Giáo Hoàng Pio XII đã liều lĩnh che giấu những người Do thái. Vì nếu không, những người ấy sẽ bị bắt. Nhưng khi làm việc lành để cứu người, chúng ta phải đối diện với nhiều rủi ro.

Chấp nhận bị chê cười


Khi làm việc lành, ông Tobia bị người ta chê cười chế nhạo. Họ cho rằng ông không chịu ở yên mà lại đi làm những chuyện gây phiền hà rắc rối. Như thế, khi làm việc lành, chúng ta có thể gây cho người khác cảm giác khó chịu, ngay cả có khi chúng ta cũng cảm thấy khó chịu. Ví dụ như trường hợp này: “Tôi có một người bạn, người bạn ấy bị bệnh, tôi cần đến thăm anh ấy, nhưng tôi lại cảm thấy thích nghỉ ngơi hoặc xem tivi hơn… tóm lại tôi thích cái gì đó an toàn bình yên”. Thế đó, khi làm việc lành phúc đức, luôn có những đau khổ và rắc rối nào đó. Nhưng Chúa đã tự nguyện đón nhận tất cả, chịu đựng tất cả những rắc rối của chúng ta, để rồi Người lên thập giá để ban cho chúng ta lòng thương xót của Người.

Ai có thể thực thi lòng thương xót, đó là người cảm nhận được rằng Chúa xót thương mình trước. Chúng ta có thể sống thương xót là vì chúng ta đã được Thiên Chúa xót thương trước. Chúng ta cứ thử nghĩ về những sai lầm, tội lỗi của chúng ta, nghĩ về con đường tha thứ mà Chúa dành cho chúng ta, từ đó chúng ta biết cách làm như thế với anh chị em mình. Để rồi, chúng ta có thể ra khỏi sự ích kỷ của bản thân và bước theo sát chân Chúa Giêsu hơn.


Chúa Giêsu dạy các làm việc lành để phúc lại cho bản thân đó là: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời.  Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi.  Còn con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm,  để việc con bố thí được giữ kín, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con. "

Tôi có kinh nghiệm, khi chia sẻ với người nghèo khổ về thể xác và tinh thần, chính tôi lại nhận nơi họ nhiều hơn những gì tôi đem đến cho họ, họ cho tôi một tinh thần sống nghèo, một lòng phó thác, một sự khiêm tốn đón nhận tình thương nơi người khác, một lòng biết ơn... và sau những việc làm đó tôi lại được thay đổi lối sống, lối tư duy. Như vậy khi làm một việc lành thì chính là lúc mình đang tích lũy cái phúc cho khoi tàng mai sau.

Xin cho những người giàu biết chia sẻ cho người nghèo, và xin cho những người nghèo biết vươn lên, và xin cho những cuộc làm từ thiện được diễn ra trong kín đáo và trân trọng những gì Nhận và Cho

Thứ Tư tuần XI mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mt 6,1-6.16-18
1 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời. 2 Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. 3 Còn con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, 4 để việc con bố thí được giữ kín, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con. 5 "Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con: họ đã được thưởng công rồi. 6 Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con. 16 "Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. 17 Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, 18 để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017


Vì sao chúng ta phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng ta? vì chúng ta đều là anh em chung một cha trên trời. Và vì chúng ta không thể sống một mình và sống cùng sống với người khác, Không ai là kẻ thù của ta, mà chính những bóng đêm trong tâm hồn, trong suy nghĩ của ta mới chính là kẻ thù cần ta loại bỏ và hoán cải.

Căn tính của người kitô hữu là yêu thương hau và yêu thương ngày cả những người đi ngược với ta hay còn gọi là kẻ thù.

Yêu thương và tha thứ cho những người làm ta đau khổ đó là điều không phải dễ, nhưng cần phải tập luyện, chấp nhận thua thiệt, chấp nhận lui một bước để cũng nhau tiến bước. Chỉ cần ta mở lòng đón nhận nhau, chỉ cần chúng ta mở cửa lòng để Chúa ngự vào nhà mình, thì ta có thể làm được nhiều điều tuyệt vời mà ta không bao giờ giám nghĩ đến. Càng yêu thương, càng tha thứ, thì cánh cửa lòng ta càng mở lớn để đón nhận ơn Chúa.

“yêu thương kẻ thù” chính là mạc khải của Kitô giáo, mạc khải này được sáng dần ra từ Cựu Ước đến Tân Ước, có thể nói rằng, sự yêu thương kẻ thù là một sự tiên trưng của Cựu Ước, và đỉnh điểm của yêu thương kẻ thù chính là lúc Chúa Giêsu nói ra lời yêu thương và yêu thương nhân loại một cách tuyệt đối trên thập giá: “lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Đây được xem là lời mac khải rõ ràng nhất và thiết thực nhất. Và khi Chúa Giêsu hoàn tất sứ vụ cứu chuộc ở trần gian, thi giáo hội lại tiếp tục sứ vụ đó. Vì nhận thức rằng nơi mỗi con người dù là kẻ thù của ta họ cung vẫn con nhưng điều tốt và hơn thế nữa họ vẫn là hình ảnh của Thiên Chúa và là con của cùng một Cha trên trời.

Xin cho con biết nhìn người ngược với suy nghĩ, và việc làm của con như là thách đố để con vượt qua chính sự kiêu ngạo và tự tôn. Xin cho con sống tha thứ và không gây mối hận thù để quanh con không ai là kẻ thù của con, và xin cho con biết nhìn thấy chính bóng tôi trong tâm hồn con, những bất toàn trong chính bản thần con phải là kẻ thù cần con loại bỏ từng ngày. Và trên hết con vẫn nhớ đến những người đang có những mối hận thù, những người đang có ý trả đũa, xin cho họ biết thay vào hành động đó bằng chính tình yêu và tôn trọng sự sống của người khác.

Thứ Ba tuần XI mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mt 5,43-48
43 Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe dạy:  'Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù'. 44 Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con: 45 để như vậy các con nên con cái Cha các con, Đấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. 
46 Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm thế ư? 47 Nếu các con chỉ chào hỏi anh em các con thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không làm như thế ư? 48 Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo".

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Tình thương đáp trả bằng tình thương là điều rất dễ, nhưng hận thù đáp trả bằng tình thương là một việc không phải dễ.
Vì sao có chiến tranh - vì hận thù
Vì sao có chém giết nhau - Vì hận thù
vì sao có loại trừ, nói xấu nhau - Vì hận thù.

Để loại bỏ hai từ "hận thù" ra khỏi tâm trí, con tim và cuộc sống thì cần sống lời dạy của Chúa: "đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ".

Tôi đã, đang và tập sống tha thứ và tập nhìn các sự việc với cái nhìn bao dung. Chúa nhật vừa qua, khi điều khiển ca đoàn thiếu nhi hát lễ, 1 em được phân công hát đáp ca, em hát câu 2 và câu 3 lộn với nhau, nữa câu này, nữa câu kia. Nếu như những lần trước, sau thánh lễ tôi sẽ rầy em ngay, nhưng tôi chỉ nhắc em một cách nhẹ nhàng: "lần sau nhớ tập trung" và cười với em một cách cảm thông. Tôi nhìn thấy ánh mắt của em vui lên. Một việc nhỏ như vậy nhưng tôi đã tập cho mình được sự kìm chế.
Có một lần khi gặp một vị Giám mục, tôi hỏi : những ngày qua người ta tấn công Đức Cha trên mạng, Đức cha có buồn không?" ngài trả lời: tôi còn có nhiều điều xấu hơn nữa mà người ta chưa biết đó thôi, người ta nói mình, có thì mình sửa không có thì mình cầu nguyện cho họ và tạ ơn Chúa cho mình lời cảnh báo.

Mỗi sáng khi lướt qua các bài báo, các tin tức đa số xoay quanh các "chết" tất cả cũng từ chuyện bất cẩn, chuyện trả thù và thanh toán nhau.

Sống lời Chúa dạy thật là khó, nhưng không thể không được, có người nói nếu thực hiện như "ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ" thì yến thế quá, nhu nhược. Hãy hiểu Lời Chúa hướng dẫn cho ta biết kiềm chế bản thân, sống mạnh mẽ và trả đũa bằng tình thương. Chấp nhận thua thiệt nhưng mang lại cho ta sự bình an trong tâm hồn.
 
Xin Chúa cho thế giới hôm nay được bình an, đặt biệt cho những người dân ở Trung Phi, Marawi - Philippies.

Thứ Hai tuần XI mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mt 5,38-42
38 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe bảo: 'Mắt đền mắt, răng đền răng'. 39 Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. 40 Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. 41 Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. 42 Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ".

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Làm hòa, trong cuộc sống không ai không có những lúc giận dữ khi ai đó làm một việc gây tổn hại danh dự , tinh thần kể cả vật chất. Và cũng không ai đã hơn một lần làm người khác tức giận hay tổn hại đến danh dự và vật chất. Sống là cần có lòng tha thứ, biết làm hòa với người khác và với chính mình.

Cuộc sống mà lúc nào cũng mang trong mình sự tức giận, ôi! một cuộc sống của hỏa ngục và có nguy hại đến người khác và cả chính mình. Câu chuyện sau đây tôi tình cờ đọc được, xin được chia sẻ với mọi người:

Có một người phụ nữ mỗi lần làm bánh cho gia đình, bà đều làm nhiều hơn một cái và đặt ở cửa sổ để người nào đói khát đi qua có thể lấy ăn. Dần dà, bà phát hiện ra, hàng ngày, người đến lấy bánh đều là một ông lão gù lưng.

Ông lão gù lưng này, mỗi lần lấy bánh xong không những không cảm ơn mà còn lầm bầm làu bàu một câu: “Làm việc ác – lưu ở bên mình, làm việc thiện – trở về bên mình”. Nhưng người phụ nữ ấy chưa bao giờ hiểu được ý nghĩa của câu nói này.

Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, ông lão gù lưng đều đến bên cửa sổ nhà bà, lấy bánh và lầm bầm câu nói đó rồi rời đi không một lời cảm ơn.

Thái độ của ông lão khiến cho người phụ nữ này có chút căm tức:

“Ngay cả một câu cảm ơn cũng không có!”
Đồng thời bà cũng cảm thấy khó hiểu:

“Ông lão gù lưng này ngày nào cũng nói một câu nói đó, rốt cuộc là có ý nghĩa gì?”

Thế rồi đến một ngày, người phụ nữ này quyết tâm loại trừ ông lão gù lưng kia để không còn phải nghe câu nói khó chịu ấy nữa, bà nghĩ:

“Xem ra ta phải triệt để trừ bỏ ông lão này mới được…”
Thế là, bà liền cho thuốc độc vào bên trong bánh.

Nhưng ngay khi bà cầm chiếc bánh chứa độc để lên cửa sổ, tay bà bắt đầu run rẩy.

“Mình đang làm gì đây?”

Bà đột nhiên bừng tỉnh và lập tức đem chiếc bánh ném vào lửa thiêu hủy đi. Rồi, bà lại làm một chiếc bánh khác như thường lệ và đặt ngoài cửa sổ.

Ông lão gù lưng lại đến lấy chiếc bánh và lại như mọi ngày lầm bầm câu nói đó mà không biết rằng người phụ nữ kia đang rất buồn bực trong lòng.

Kỳ thật, mỗi lần người phụ nữ mang bánh để ngoài cửa sổ, bà đều phát một tâm cầu nguyện cho người con trai đang mưu sinh ở phương xa. Con trai bà đi làm ăn đã mấy tháng nay mà không hề có tin tức gì về nhà. Bà lo lắng nên cầu nguyện cho người con trai được bình an vô sự, sớm trở về nhà.

Thế rồi, vào đúng buổi tối hôm đó, bà nghe thấy tiếng gõ cửa, điều bà luôn mong chờ đã xảy ra, đó chính là con trai của bà đã trở về.

Bà nhìn thấy con trai mình, quần áo rách rưới, thân thể gầy gò, có vẻ như anh ta đã đói bụng trong một thời gian dài rồi.

Bà vội vàng nói:

“Con chờ mẹ lát, mẹ đi lấy đồ ăn cho con ngay đây!”
Người con trai liền kể:

“Mẹ! Con có thể đứng ở đây đã là một kỳ tích rồi! Lúc ở cách nhà một đoạn xa xa, con đã đói khát đến mức không thể đi nổi và ngã vật xuống ven đường. Lúc này, một ông lão lưng gù đi ngang qua, con đã cầu xin ông ấy cho con một chút đồ ăn, dù là một miếng bánh vụn cũng tốt. Nhưng mẹ biết không? Ông ấy đã đưa cho con nguyên một chiếc bánh thơm ngon đấy! Ông ấy còn nói rằng: “Đây là đồ ăn hàng ngày của ta, nhưng hôm nay ta cho cháu, bởi vì cháu cần nó hơn!”

Nghe đến đây, sắc mặt người mẹ trắng bệch! Bà dựa người vào tường và vịn tay vào cánh cửa, không nói được lời nào…

Cuối cùng thì bà cũng đã hiểu ra ý nghĩa của câu nói mà ông lão lưng gù kia vẫn nói.

Nguồn sưu tầm


Khi đọc câu chuyện trên, tôi được soi sáng bởi Lời Chúa: "Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!"

Nghĩ tốt và làm điều tốt cho người khác chính là làm điều tốt cho chính mình, và luôn khắc ghi lời Chúa dạy 'Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!".

Mỗi tối nhìn lại từng việc làm, lời nói và các mối tương quan, nếu làm gì gây hại cho người khác, tôi nhanh chóng xin lỗi, và thanh luyện chính suy nghĩ để có cái nhìn tích cực về người khác, về nhưng sự kiện xảy ra.

Lạy Chúa con xin cảm ơn Chúa, vì chính lời Chúa nhắc nhở con cuộc sống trên trần thế này con sống làm sao thì cuộc sống mai sau của con sẽ được hưởng phúc hay là án phạt là tùy vào đời sống và các tương quan giữa con với người khác, giữa con với mọi tạo vật mà Chúa đã dựng nên cho con.


Thứ Năm tuần X mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mt 5,20-26
20 Khi ấy,  Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu. 21 "Các con đã nghe dạy người xưa rằng: 'Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án'. 22 Còn Thầy, Thầy sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là "ngốc", thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là "khùng", thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. 23 Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, 24 thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. 25 Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. 26 Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!"

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017


Muối và ánh sáng là những yếu tố không thể thiếu được trong cuộc sống, không có ánh sáng cuộc đời sẽ tối tăm, không có muối không thể có được bữa ăn ngon miệng.

Vào năm 1983 một bộ phim thần tiên- cổ tích của đạo diễn Martin Hollý có tên Muối quý hơn vàng lần đầu được công chiếu

Phỏng theo truyện cổ tích cùng tên của nhà văn Pavol Dobšinský (1828 - 1885), chủ đề bộ phim gắn liền với muối - một hương vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày xem chừng vô giá lại được so sánh với vàng - cũng gắn liền với cuộc sống nhưng rất quý giá trong mọi thời đại.

Câu chuyện có nội dung : Ở vương quốc nọ, một ngày kia bỗng dưng không còn muối nữa - tất cả muối đã hóa vàng , khắp mọi nơi người ta phải dùng đường thay thế. Khi biết tin này, nhà vua rất mực hoang mang và bắt đầu tìm mọi cách cứu vãn tình thế. Để có đủ muối sử dụng lâu dài trong cung đình và dân chúng, nhà vua đã đem tất cả vàng bạc châu báu trong kho sang nước láng giềng đổi lấy muối.Và muối được ban phát cho toàn dân, cả đất nước vui mừng khôn xiết vì đã thoát được đại dịch thiếu muối .

Của cải vàng bạc, mua sắm nhiều thứ trang sức đắc tiền nhưng nó lại không nuôi sống ta, ta gán cho nó những giá trị cao hơn cả những thứ thực chất có thể nuôi dưỡng mình. Khi tất cả nhân loại này lo vơ vén những thứ trang sức ấy mà quên đi sản xuất những nhu yếu phẩm, hủy diệt nguồn cung cấp nhu yếu phẩm từ thiên nhiên, thì một ngày kia con người sẽ lãnh nhận lấy hậu quả khôn lường như thiếu lương thực, thiếu không khí, thiếu nguyên liệu… vì sự mải mê chạy theo ảo vọng mình.

Giá trị của muối và ánh sáng trong cuộc sống con người là điều thiết yếu và cần thiết. Muối phải mặn, ánh sáng là phải sáng.  Lời Chúa hôm nay cho ta một nguyên tắc đối với người Ki tô hữu "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn xử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó". Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được.  Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà.  Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".

Xin cho những Kitô hữu phải đem chất muối yêu thương, phục vụ trong quảng đại và hi sinh, đem ánh sáng Tin mừng vào những vùng còn chiến tranh, hận thù, bất công để ánh sáng và vị mặn nồng của tình yêu làm sức sống cho thế giới hôm nay.


Thứ Ba tuần X mùa Thường Niên - Thánh Antôn Pađôva
Lời Chúa: 
 Mt 5,13-16
13 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn xử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. 14 Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. 15 Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. 16 Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017


Của Xê-da, trả về Xê-da;
của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.

Đây là một trong những câu nói của Đức Giê-su, được biết đến nhiều nhất, nhưng thường được hiểu theo nghĩa xã hội ; theo đó Đức Giê-su muốn nêu ra nguyện tắc : phân biệt giữa thần quyền và thế quyền. Hiện nay, tương quan giữa Giáo Hội và thế quyền được xây dựng dựa trên nguyên tắc này. Nhưng trong lịch sử, sự phân biệt này đã không được tôn trọng, hoặc về phía Giáo Hội (nghĩa là Giáo Hội ở trên thế quyền), hoặc về phía thế quyền (nghĩa là quyền dân sự can thiệp vào sinh hoạt của Giáo Hội).

Tuy nhiên, lời của Đức Giê-su không nhắm đến việc tổ chức quyền bính của Giáo Hội và xã hội ; mặc dù, người ta có thể áp dụng lời của Đức Giê-su vào trong lãnh vực này. Lời của Ngài thuộc bình diện thiêng liêng, đụng chạm đến chiều sâu của tâm hồn trong tương quan với Thiên Chúa và những gì không thuộc về Thiên Chúa.

Thật vậy, trên đồng bạc có khắc hình và danh hiệu của Xê-da, và ngày nay, trên các đồng tiền giấy hay tiền kim loại, cũng có những hình và chữ như thế. Đồng tiền nhỏ bé, nhưng lại nói lên ba điều : tiền của, quyền lực và danh vọng ; vốn rất dễ trở thành ngẫu tượng, trở thành tuyệt đối trong đời sống con người, cả trong xã hội lẫn trong Giáo Hội. Và đó sẽ là tai họa cho sự sống. Vậy thì, hãy trả lại cho Xê-da, những gì của Xê-da. Chúng ta cần nhận ra rằng, để có tiền của, quyền lực và danh vọng, hành động gian dối, tóm bắt và bạo lực, giống như những người gài bẫy Đức Giê-su, là không thể tránh khỏi.

Chúng ta đừng bỏ qua một chi tiết nhỏ, nhưng rất có ý nghĩa : Đức Giê-su không có đồng tiền trong túi, vì thế Ngài nói : « Đem đồng bạc cho tôi xem ». Điều này không chỉ cho thấy rằng Ngài rất nghèo, nhưng sâu xa hơn thế nữa, tiền của, quyền lực và danh vọng không thuộc về lẽ sống của Ngài. Còn những người chất vấn Đức Giê-su, hoặc chủ trương đóng thuế hay không đóng thuế, lại có sẵn đồng tiền trong túi !

« Những gì thuộc về Thiên Chúa » là những gì ? Đơn giản là những điều ngược lại với tiền của, quyền lực và danh vọng ; đó là chia sẻ, phục vụ và khiêm tốn. Và chúng ta nhận ra những điều này thật rạng ngời nơi khuôn mặt của Đức Giê-su.

Vì thế, cách thức tốt nhất để sống lời mời gọi của Đức Giê-su: « Của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa », là đi theo Đức Ki-tô, là lắng nghe và sống lời của Ngài, là để Ngài trở thành sự sống của chúng ta, ngang qua bí tích Thánh Thể.
(Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc)

Khi suy niệm lời Chúa cùng với chia sẻ của linh mục Giuse Nguyễn Văn Lộc, giúp tôi nhìn về chính đời sống của mình, tôi đang theo ai, tôi đang thuộc về ai? để biết tôi theo ai và thuộc về ai tôi cần phải hồi tâm để nhận ra một ngày trôi qua những gì để lại trong tôi, nhưng gì để lại cho đời. 

Xin cho thế giới ngày hôm nay hướng tim về Thiên Chúa là chân lý là tình yêu để bớt đi chiến tranh hận thù, xin cho các gia đình biết yêu thương và chung thủy với nhau, cho các đôi bạn trẻ biết chọn thuộc về nhau trong suốt cuộc đời.



Thứ Ba tuần IX mùa Thường Niên
Lời Chúa: 
 Mc 12, 13-17
Khi ấy, người ta sai mấy người thuộc nhóm biệt phái và đảng Hêrôđê đến Chúa Giêsu để lập mưu bắt lỗi Người trong lời nói. Họ đến thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật không vị nể ai, vì Thầy chẳng xem diện mạo, một giảng dạy đường lối Thiên Chúa cách rất ngay thẳng. Vậy chúng tôi có nên nộp thuế cho Cêsarê không? Chúng tôi phải nộp hay là không?"
Nhưng Người biết họ giả hình, nên bảo rằng: "Sao các ông lại thử Ta? Hãy đưa Ta xem một đồng tiền". Họ đưa cho Người một đồng tiền và Người hỏi: "Hình và ký hiệu này là của ai?" Họ thưa: "Của Cêsarê". Người liền bảo họ: "Vậy thì của Cêsarê, hãy trả cho Cêsarê; của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa". Và họ rất đỗi kinh ngạc về Người.