Trong bối cảnh lòng tốt bị đem ra mổ xẻ, ứng xử tử tế có thể gây nên nhiều hồ nghi, giới trẻ xem nút "like" trên mạng xã hội là lẽ sống như hiện nay thì sự xuất hiện trở lại của Tâm hồn cao thượng thực sự là một cơn gió mát. Đó chính là lời nhận định của tác giả T. Lê đăng trên http://vietnamnet.vn. Nhân dịp ra mắt cuốn "tâm hồn cao thượng", First News – Trí Việt đã triển khai chuỗi chương trình "Người Việt và Tâm Hồn Cao Thượng" trong suốt 2017.
Năm 1886, Tâm hồn cao thượng (nguyên tác Cuore, nghĩa là Trái tim) tác phẩm của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis chính thức ra mắt. Ngay lập tức, nó chinh phục trái tim bạn đọc, không chỉ ở Ý mà còn lan khắp các châu lục khác. Đến tận bây giờ, Tâm hồn cao thượng vẫn là một trong những tác phẩm có sức sống bền bỉ trong đời sống xuất bản của nhiều quốc gia.
Năm 1948, Tâm hồn cao thượng lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam để rồi từ đó đến tận bây giờ, tác phẩm này vẫn luôn là sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Tác phẩm được xem như một cuốn "luân lý giáo khoa thư" của thế kỷ 20. Sức ảnh hưởng một cuốn tiểu thuyết xuất phát từ những điều bình dị nhất, là sự tử tế, nhưng có tác động rất lớn đến thái độ sống của nhiều thế hệ bằng việc đánh thức tâm hồn cao thượng trong con người họ.
"Một tâm hồn cao thượng được viết theo hình thức nhật ký của Enico Bottini - cậu học trò 10 tuổi, Tâm hồn cao thượng đem đến người đọc những câu chuyện nhỏ, diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico, nhưng lại là những vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Gia đình Enico Bottini thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi nhiều bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Đó chính là lý do, dù là trong thế giới của những đứa trẻ, những va đập xã hội vẫn diễn ra liên tục. Bất ngờ là sau những va đập đó, những mảnh vỡ nhặt được lại lóng lánh giá trị sống: lòng yêu nước, sự chân thành và hơn cả, là sự tử tế của mỗi con người". (Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc First News)
Một tâm hồn cao thượng - một mảnh đất tốt, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều bông hạt, đem lại hương thơm quả ngọt cho muôn người.
Để có một mảnh đất tốt, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ sau khi kể dụ ngôn người đi gieo giống: "Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường.
Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã.
Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được.
Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".
Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã.
Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được.
Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".
Xin cho con mỗi ngày biết dọn sạch mảnh đất tâm hôn khỏi nhưng hận thù, ghen ghét, nhỏ nhen, ích kỷ. Để mở rộng lòng đón nhận hạt giống Lời Chúa từ đó con sẽ là niềm vui và bình an cho những người bên cạnh con.
Thứ Sáu tuần XVI mùa Thường Niên
Lời Chúa:
Mt 13, 18-23
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường.
Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã.
Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được.
Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".