Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Thứ Hai Tuần XIII Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
 Mt 8, 18-22

Hai vị tu sĩ trên đường đi cũng trao đổi với nhau về sự từ bỏ. Vị tu sĩ thứ nhất nói: “ từ bỏ phải từ bỏ một cách triệt để, nghĩa là không tiền, không danh phận, không nhà cửa nói chung sống theo từ không, đó bạn thấy không mình đâu có đem theo bất cứ một cái gì ngoài bộ đồ mình đang mặt”. Vị tu sĩ thứ hai nói quan điểm của mình: “ theo tôi từ bỏ không có nghĩa là không có gì vì chúng ta phải sống phải thực tế, phải có ít tiền đi đường, để gặp việc bất trắc ta có thể xoay sở lo liệu.  rồi còn phải ăn, uống để sống mới cầu nguyện được chứ, trong hành trang của tôi tôi cũng đem theo một số tiền đủ dùng cho chuyến đi này”.
Họ trao đổi với nhau suốt đoạn đường, ai cũng có lý của mình, trời bắt đầu tối, nơi họ đang đứng là 1 khu rừng rậm, bên kia là 1 thành phố đang lên đèn. Muốn đến thành phố phải qua một con sông. Người tu hành thứ hai nói với người thứ nhất: “ chúng ta không thể ngủ tối nay nơi khu rừng rậm này, thú dữ sẽ xé xác hai chúng tai mất, tôi có ít tiền, chúng ta thuê một ông lái đò để đưa chúng ta qua sông, và tìm một nhà trọ qua đêm”.
Người tu sĩ thứ nhất đồng ý, cả hai tìm thuê một ông lái đò đưa họ qua sống bình yên. Đến nơi vị tu sĩ thứ hai nói: “ anh thấy chưa, nếu tôi không đem theo tiền cho cuộc hành trình này thì làm sao có sự an toàn cho cả hai chúng ta đêm nay?” Người tu sĩ thứ nhất lên tiếng: “ đúng là nhờ anh đem theo tiền mà tôi và anh đã qua sông bình an, anh bỏ tiền để thuê đò, còn tôi tôi bỏ mình để được đi với anh trên chuyến đò. Anh dám bỏ những đồng tiền giúp cho anh an toàn bản thân, còn tôi tôi bỏ bình để cậy dựa và phó thác cuộc hành trình vào anh.”
18 Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng vây quanh Người, thì Người ra lệnh sang qua bờ bên kia. 19 Một luật sĩ đến thưa Người rằng: "Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, con cũng xin theo Thầy". 20 Chúa Giêsu trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu". 21 Một môn đệ khác thưa Người rằng: "Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã". 22 Chúa Giêsu trả lời: "Con hãy theo Ta, và hãy để kẻ chết chôn kẻ chết".
Lời Chúa ngày hôm nay cho ta hiểu bài học theo Chúa là phải “từ bỏ”, nhưng không có nghĩa là từ bỏ mà không biết lo liệu, tính toán, suy nghĩ để sử dụng những của cải, tài nguyên mà Chúa ban cho ta quyền sử dụng.

 Khi Thiên Chúa tạo dựng thế giới này mọi sự rất tốt đẹp, và Chúa trao vào tay con người quyền cai quản, sử dụng. Nhưng không ai độc tài thu gom cho mình, nhưng vì lòng tham con người đã dùng quyền để thu tóm tất cả cho mình cho gia đình.. dẫn đến khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng cách biệt nhau.

Hành động của người tu sĩ thứ nhất bỏ tiền mình để giúp người bạn đồng hành với mình trong lúc khốn khó, người tu sĩ thứ hai đón nhận sự giúp đỡ của người bạn cùng đi. Cả hai đang sống sự từ bỏ cách triệt để.

Suy nghiệm bài Tin mừng với câu chuyện trên cho con nhìn lại đời sống khó nghèo của con, con từ bỏ với tinh thần phó thác chia sẻ chưa, hay con ít kỷ lo cho mình, không đón nhận sự chia sẻ của người khác vì tính tự kiêu tự đại trong con. Không ai là một hòn đảo, sống là sống cùng sống với và sống cho nhau. Xin cho con ý thức điều này để đời sống của con chan chứa ân sủng và niêm vui vủa đời dâng hiến, biết cho đi mà không tính toán, biết đón nhận trong tin yêu. Xin cho loài người biết quan tâm đến nhu cầu của nhau. Cho gia đình trong đó vợ chồng con cái biết nhìn, hiểu và biết nhau để sẻ chia nỗi buồn, niềm vui của nhau đúng lúc đúng giờ.

Tất cả để vinh danh Chúa. 

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013


Chúa Nhật XIII Thường Niên - Năm C
Lời Chúa:  Lc 9,51-62


Có một chàng trai trẻ tìm gặp một vị thiền sư để tầm đạo, anh chàng xin vị thiền sư giúp chàng sống khó nghèo, sống đời chiêm niệm, từ bỏ hết mọi sự để đi hoàn thiện chính mình.
Vị thiền sư yêu cầu anh bỏ hết tất cả những gì anh đang sở hữu để đi vào 1 ngôi rừng để sống đời cầu nguyện, chiêm niệm và khó nghèo.
Anh đã nghe theo và cảm thấy rất là hoan lạc vì từ nay mình sẽ không còn vướng bận gì nữa, anh chàng chỉ đem theo 1 cái áo duy nhất, tối tối anh đem áo đi giặt, ngày mặc vào. Nhưng 1 ngày kia có 1 chú chuột ở đâu xâm nhập vào hang động anh đang ở, nó đã cắn rách áo anh chàng. Sáng anh chàng lại lấy kim chỉ vá lại. Ngày qua ngày cái áo anh có nguy cơ không mặc được nữa vì không còn chỗ nào để vá nữa.
Anh chàng quyết định đi vào làng tìm một chú mèo để bắt con chuột phá phách, làm anh không tập trung vào cầu nguyện được. Nhưng có mèo thì phải có gì cho mèo ăn. Vậy là anh chàng lại tiếp tục vào làng xin ít lúa về trồng. Nhưng để trồng lúa phải có bò để nó cày đất lên mới trồng lúa được. Nghĩ vậy anh về nhà xin ba mẹ cho 1 con bò để phục vụ cho việc trồng lúa. Đem bò về, công việc của anh chàng bắt đầu bận rộn với mèo, lúa, ruộng, bò. Dần dần giờ cầu nguyện mất dần lúc nào anh không biết.
Bất chợt có một cô gái gặp anh trên đường anh đi làm ruộng, đem lòng yêu mến. Anh chàng đón cô gái về làm vợ. Trong một đêm cầu nguyện anh phát hiện nơi anh ở chỉ là cái động, ngày mai phải làm cái nhà cho tươm tất để còn đón những đứa con chào đời. Sáng dậy anh bàn với vợ và hai vợ chồng anh vào rừng đốn cây làm nhà. Mọi sư cứ tiếp tục tiếp diễn, cứ tiếp tục tẳng trưởng, bây giời anh trở thành 1 người chủ gia đình với tất bật công việc mưu sinh.
Một ngày kia vị thiền sư đến thăm anh học trò, xem anh đã tu thân tới mật nào. Nhưng vị thiền sư bất ngờ ki nhìn thấy anh chàng với nhà cửa, vợ con đầy đủ, và có phần sang trọng. Vị thiền sư ngạc nhiên hỏi anh: chuyện này nghĩa là sao vậy? lý tưởng ban đầu của con đâu rồi? Anh kể lại cho vị thiền sư bởi vì con chuột nó cắn áo con rách nên ra như thế này?? Vị thiền sư lắc đầu đi về trong lòng không khỏi buồn cho học trò của mình.
Vâng, Lời Chúa ngày Chúa nhật 13 thường niên năm C hôm nay theo Thánh Luca chương 9,51-62 cho ta nhiều suy tư về con đường theo Chúa không đơn giản và tưởng chừng dễ thực hiện lý tưởng nhưng cũng lắm cam go.
51 Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, 52 và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. 53 Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. 54 Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?" 55 Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: "Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến, không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta". 56 Và các Ngài đi tới một làng khác.
57 Đang khi đi đường có kẻ thưa Người rằng: "Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy". 58 Chúa Giêsu bảo người ấy rằng: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu". 59 Người bảo một kẻ khác rằng: "Hãy theo Ta". Người ấy thưa: "Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã". 60 Nhưng Người đáp: "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa". 61 Một người khác thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia đình trước đã". 62 Nhưng Chúa Giêsu đáp: "Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa".

Ba mẫu người theo Chúa trong bài Tin mừng hôm nay cũng giống như những kiểu xin bước theo Chúa ngày hôm nay của chúng ta.
Người thứ nhất thì xin theo Chúa: “Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy". 58 Chúa Giêsu bảo người ấy rằng: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu" Bước theo Chúa trong khó nghèo, sống phó thác và không tích trữ của cải vật chất.
Người thứ hai được Chúa mời gọi “ Hãy theo Ta” Người ấy thưa: "Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã". 60 . Có thể lời mời gọi của Chúa bất ngờ quá, anh ta chưa chuẩn bị kịp, chưa từ giã đấng sinh thành nên mình. Ưu tiên của anh ta lúc này là chữ hiếu anh ta phải làm tròn, Nhưng Chúa lại bảo "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa" Chúa hôm coi thường tình nghĩa gia đình, tình con đối với cha mẹ, Chúa đã sống trọn 30 năm bên cha mẹ ở Nazaret để chu toàn nghĩa vụ người con, và đến giờ Chúa đi rao giảng Nước Chúa Cha là Chúa dứt khoát lên đường. Chúa đang đòi hỏi người thanh niên này 1 sự lựa chọn. Ưu tiên hang đầu vẫn luôn là hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa
Người thứ ba đến xin Chúa "Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia đình trước đã". 62 Nhưng Chúa Giêsu đáp: "Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa". Chúa muôn người thanh niên bước theo Chúa phải từ bỏ tất cả, những quyến luyến của tình cảm, xác thịt, tiền bạc, danh vọng… sẽ cột bước chân ta làm ta không thể bước tiếp được.

Như câu chuyện trên, chàng thanh niên với ý hướng ban đầu thật cao đẹp, thật đáng trân trọng, nhưng rồi. Anh ta quen cảnh giác chỉ vì 1 lỗ áo bị chuột cắn, lý tưởng ban đầu dân mờ, dần mờ đến khi mất hết hồi nào anh không hay. Thế mới biết giới hạn của con người. Nhưng gì Chúa đặt vấn đề với ba chàng thanh niên cũng là vấn đề Chúa đặt cho tôi hôm nay.

Tôi đã từ bỏ, sống khó nghèo, vâng phục, khiết tịnh. Nhưng giây phút này tôi nhìn lại mình, tôi đang thấy mình đang dần dần lấy lại. Với những lý do nghe thật là hợp lý: tôi lo cho việc mục vụ nên không thể thiếu cái này, hay cái kia. Tôi phải có tiền lo cho người nghèo, nên tôi phải đi tìm tiền, … đủ mọi lý do. Câu chất vấn của Chúa làm nhói tim tôi "Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa" nghe thật sợ, vì nhưng người đời thường nói. Coi chừng người tu mất đời này lẫn đời sau. Vì đòi hỏi của Chúa nơi người tu sĩ rất khắc khe, vì người tu sĩ tự nguyện, như hai người thanh niên trong bài tin mừng, tự xin theo Chúa. Đã hứa thì phải sống và phải giữ.
Tôi xét lại tình yêu của tối đối với Chúa có đủ sâu đậm để tôi từ bỏ, luyện tập, cảnh giác để mãi mãi tôi là của Chúa và Chúa là của tôi.

Lạy Chúa, con đã bước theo Chúa nhưng biết bao lời mời mọc bên đường con đi đã có lúc làm dừng bước chân con, đôi khi con không để ý, tự chủ cá nhân để rớt xuống hố lúc nào không hay. Một hòn đà trên đường con không thấy để vấp vào ngã xuống lúc nào không hay. Hôm nay lời Chúa bừng tỉnh lòng con. Mời gọi con hãy xét mình lại, hãy xác định lại la bàn con đang hướng tới là chính Chúa. Xin Chúa giúp sức cho con. Cuộc đời con sẽ là lời ngọi ca Chúa muôn đời.



Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Thứ Bảy Tuần XII Mùa Thường Niên - 29/6: Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, tông đồ
Lời Chúa: 
 Mt 16, 13-19
13 Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" 14 Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". 15 Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" 16 Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
17 Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. 19 Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".
Trong ngày lễ kính hai thánh Phê-rô và Phao-lô tôi suy niệm nhiều về 2 con người với hai tính cách, 2 cuộc sống hoàng toàn khác nhau.
1. Thánh Phê-rô
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gia đình

Tại Capernaum miền Bắc Biển hồ Galilê. Một nhà thờ chính thống giáo đã được xây dựng trên phần đất được xem là nhà của Phêrô xưa
Ông sinh tại Bethsaida, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilê, trên bờ biển TiberiaPalestine. Ông đã có một người mẹ vợ chính thức được đề cập đến trong Kinh thánh và được Giêsu chữa lành một cách kỳ diệu (Matthew 8:14-15, Luke 4:38, Mark 1:29-31). Theo Clement thành Alexandria[4]thì Phêrô đã lập gia đình, có những đứa con, vợ của ông đã chịu đau khổ và chịu tử vì đạo.
Theo một số truyền thuyết có ít nhất từ thế kỷ thứ sáu thì con gái của Phêrô là Petronilla [5]. Tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô có một bàn thờ của St. Petronilla được vẽ bởi Guercino, 1623, Cristofari, 1730. Giáo hoàng Clement I [6] viết: “ Phêrô và Philip là cha của những đứa trẻ; [...] Khi thánh Phêrô nhìn thấy vợ của mình bị dẫn đi tử hình, ông đã rất hoan hỉ bởi vì lệnh đòi và sự trở về nhà cha của bà, bà là nguồn động viên, an ủi rất lớn và ông nói với bà: “Hãy nhớ tới Thiên Chúa”. Đó là sự kết hợp của những vị thánh và họ là một sự sắp đặt hoàn hảo hướng về những gì thánh thiện nhất”
Thánh Phaolô có vẻ như đã nhắc tới vợ của Phêrô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô:
Phải chăng tôi không có quyền ăn uống, không có quyền đem theo một người chị em tín hữu như các tông đồ khác, như các anh em của chúa và như ông Kêpha
—Thư gửi tín hữu Côrintô câu 5 chương 9.

Vị trí trong 12 sứ đồ

Phêrô là anh em với ông Anrê. Hai ông làm nghề đánh cá ở Caphanaum bên cạnh hồ Galilê (Mt,4,23). Ông đã gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của Anrê. Ông đến gặp Chúa Giêsu và được Người đặt tên là Phêrô (Ga 1, 42). Phúc âm Luca cho chúng ta biết thêm: ông trở thành môn đệ của Chúa Giê-su sau khi Chúa cho ông đánh được một mẻ lưới đầy cá (Lc 5, 4:11).

Theo các sách Phúc âm (Mc 1,16-18; Mt 4,18-22; Lc 5,1-11; Ga), ông thuộc vào số những người đầu tiên được Ðức Giêsu kêu gọi làm môn đệ (cùng với Anrê, Gioan và Giacôbê). Trong danh sách của 12 tông đồ, ông luôn được xếp hàng đầu (Mc 3,16-19; Mt 10,2-4; Lc 6,14-16; xc. Cv 1,13). Tên của ông luôn được nhấn mạnh (Mt. 10:2): “Duodecim autem Apostolorum nomina haec: Primua Simon qui dicitur Patrus..” Sau đây là tên của mười hai Tông đồ đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, Marcô 2: 14 – 16: Và Người lập nhóm mười hai để các ông ở lại với Người và để Người sai các ông đi rao giảng và đặt tên cho Simon là Phêrô. Luca 6: 13 -14: “Et cum dies factus esset, vocavit discipulos suos, et elegit duodecim ex ipsis Smonem quem cognominavit Petrum...(Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông. Đó là ông Simon mà người gọi là Phêrô. Trong nhiều dịp khác, Phêrô đã nhân danh các tông đồ khác mà nói (Mt. 15:15; 19:27; Lc. 12: 41...). Khi Chúa Giêsu nói với các tông đồ thì Phêrô nhân danh họ (Mt: 16 – 16). Thường thì Người nói riêng với Phêrô (Mt 26: 40; Lc: 22 – 31).

Người giữ chìa khóa nước trời

Đức Giêsu trao cho Phêrô chìa khóa nước trời, vẽ bởi Pietro Perugino (1481–82)
Khi đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi (Xê-da-rê Phi-líp-phê) ông là người đã tuyên xưng Giê-su là Con Thiên chúa. Và cũng chính tại đây, ông đã được Chúa Giê-su đặt là người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Chúa Kitô và làm nền móng cho Giáo hội:
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy
—Tim mừng Mát thêu, 16,18-19.

2.Thánh Phaolô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thánh Phao-lô xứ Tarsus

Sứ đồ Phao-lô, tranh của El Greco
Sứ đồ của dân ngoại
Sinhchưa thống nhất
 ở Tarsus theo như Acts 22:3 KJV
Mấtkhoảng 64-65 SCN[1]
 ở Roma[1]
Tôn kínhToàn Ki-tô giáo
Đền chínhVương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành
Lễ kính25 tháng 1 (Phao-lô cải đạo)
10 tháng 2 (Lễ đắm tàu của Phao-lô tại Malta)
29 tháng 6 (Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô)
18 tháng 11 (Lễ hiến dâng basilica của Thánh Phê-rô và Phao-lô)
2008 (Năm Thánh Phao-lô)
Biểu trưnggươm
Phao-lô thành Tarsus (còn gọi là SaulPaulusThánh Phao-lô Tông đồThánh Phao-lồ hoặc Tông đồ Phao-lô, (tiếng Do Tháiשאול התרסיŠaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul of Tarsus", Tiếng Hy Lạp cổΣαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos[2]), là “Tông đồ của dân ngoại.” [3]Cùng các sứ đồ PhêrôGioan, và Jacob Người Công chính, ông được xem một trong những cột trụ của hội thánh tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Ki-tôc giáo thời kỳ sơ khai.[4] (sinh 314 TCN; mất 6269 CN).
Không giống Mười hai Tông đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phao-lô từng gặp Chúa Giê-su trước khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.[5] Theo ký thuật của Tân Ước, Phao-lô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hi Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phao-lô là người kiên trì săn đuổi những tín hữu Ki-tô  ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giê-su và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Ki-tô, chấp nhận Chúa Giê-su là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa.[6] Phao-lô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính “sự mặc khải của Chúa Giê-su Ki-tô.”[7]
Sau khi chịu lễ Phép rửa, Paul đến ngụ cư ở xứ Arabia (có lẽ là Nabataea) cho đến khi ông gia nhập cộng đồng tín hữu Ki-tô còn non trẻ ởJerusalem, và ở lại với Peter (Phêrô hoặc Phi-e-rơ) trong mười lăm ngày.[8] Qua những thư tín gởi các cộng đồng Ki-tô  Phao-lô trình bày mạch lạc quan điểm của ông về mối quan hệ giữa tín hữu Ki-tô người Do Thái với tín hữu Ki-tôc không phải dân Do Thái, và giữa Luật pháp Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) với giáo huấn của Chúa Giê-su.
Phao-lô được sùng kính như một vị thánh bởi các nhóm khác nhau như Công giáo RômaChính Thống giáo Đông phươngAnh giáo, và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là thánh bổn mệnh của Malta và Thành Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São PauloBrasil và Saint Paul, MinnesotaHoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri.
Các thư tín của Phao-lô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của hội thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Ki-tô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Ki-tô giáo truyền thống xem các thư tín của Phao-lô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác quyết rằng tư tưởng của Phao-lô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giê-su và các tông đồ khác.
Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác quyết này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phao-lô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31[9] và Ezekiel 36: 27[10], sau đó xác quyết này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Cơ Đốc giáo.
Ảnh hưởng của Phao-lô trong tư tưởng Ki-tô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Ki-tô cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin LutherJohn Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phao-lô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.
Suy niệm:
Nhìn về cuộc đời của 2 vị thánh cột trụ của Giáo Hội, con luôn xác tín Giáo hội là của Chúa, không có thế lực nào có thể lay chuyển được, dẫu rằng Giáo Hội con phải tiến đến sự thánh thiện như đúng với đặc tính của Giáo Hội. Tôi cầu nguyện nhiều cho Giáo Hội, cho Đức Thánh Cha, các Giám mục.
Nhìn về cuộc đồ 2 vị Thánh cột trụ tôi trả lời câu hỏi của Chúa dành cho Thánh Phê-rô: " còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" vâng, đối với con Chúa là tất cả, là nguồn vui, là sự sốn, là thần tượng để con dõi bước. V2 hôm nay con càng xác tin hơn, tất cả là phù vân, chỉ có Chúa, chỉ có 1 Giê-su trong tim trong tâm trí con. COn xin tôn thờ Chúa, bước theo Chúa trong đời con.
Nhìn về cuộc đời của 2 vị thánh cột trụ của Giáo Hội, con hiểu rằng sứ mạng của con phải là loan báo Tin mừng tình yêu Chúa dành cho con, cho thế giới này qua Thấp giá, cái chết và sự Phục sinh của Chúa, như Thánh Phaolô con cũng thưa với Chúa: " khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng"
Lạy Chúa, xin cho con luôn nhìn thấy Chúa yêu con thật nhiều, dầu đau thương chất đầy đau thương, giữa những bất công của con người dành cho nhau, giữa những xảo trá, dối gian của cuộc đời, Chúa vẫn ở đó với con, với thế giới này. Xin cho lửa và màu tử đạo của hai vị Thánh hòa trong dòng máu của con trong lửa mến của con để con vững tin vào tình yêu Chúa.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc

Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm.
Thời gian qua, tại nhiều địa phương, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các mẫu tương ớt, nước mắm không rõ nguồn gốc. Tại các chợ Hà Đông, Đồng Xuân, chợ Xanh (Hà Nội) hay các quán tạp hóa nhỏ... các loại gia vị này được bày bán khá nhiều. Tương ớt, nước tương thường đựng đựng vào loại can nhựa lớn, giá 10-15.000 đồng một lít, bên ngoài không hề có tem nhãn nêu rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần. Các loại nước mắm công nghiệp được pha chế từ một phần nước mắm nguyên chất, nước muối, phụ gia tạo mùi hương, tạo màu nâu vàng, chất bảo quản... được bán với giá rất rẻ 5.000 đồng một lít.
Những can nước mắm "bẩn" được cơ quan chức năng thu giữ hồi đầu năm tại Hà Nội. Ảnh: An Ninh Thủ Đô. 
Chủ một cơ sở sản xuất nước mắm cho hay, thông thường một lít nước mắm đạt tiêu chuẩn phải có giá 11-12.000 đồng, sản phẩm chất lượng giá còn cao hơn nữa. Với loại nước mắm được bán giá 5.000 đồng một lít  thì chất lượng chắc chắn không đảm bảo, độ đạm hầu như không có, rất dễ trộn hóa chất tạo màu, tạo mùi. 
Trước thông tin nước mắm có sử dụng chất bảo quản, chất tạo ngọt là đường hóa học cyclamte, sac-charin... phó giáo sư Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết, đây là chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...
Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hảo, Phó viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cho rằng, rất khó nhận biết tương ớt, ớt bột nhuộm phẩm màu có chứa chất gây ung thư vì các độc chất trên không mùi, không vị. Cách duy nhất là nhận biết qua màu của sản phẩm. Tương ớt làm tự nhiên sẽ có màu sậm, mùi vị thơm ngon chứ không có màu sặc sỡ, tươi rói như được pha hóa chất. Những thực phẩm có sử dụng chất phẩm màu rhodamine B thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, màu đẹp đều, không bị phai màu trong nước. 
Người tiêu dùng nên lựa chọn các loại thực phẩm có bao bì, nhãn mác rõ ràng, có ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng và đặc biệt cần chú ý thực phẩm đó có thông tin về phụ gia thực phẩm. Không nên lựa chọn các loại thực phẩm có màu sắc quá sặc sỡ, độ bóng bất thường. 
Đối với nước mắm, khi mua nên chọn những nhãn hàng uy tín, độ đạm đúng với quy định. Thông thường nước mắm từ 15 đến 30 độ đạm là phù hợp để dùng hằng ngày. Đây là thành phần quan trọng nhất của nước mắm, quyết định giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra khi mua nên lắc nhẹ chai nước mắm, nếu thấy nước chảy xuống chậm, đọng lại trên vỏ chai nghĩa là có độ đạm cao. 
Để kiểm tra thật chuẩn nước mắm, mọi người nên để chai mắm đối diện với nguồn sáng, sau đó lắc chai mạnh rồi dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống thì không nên dùng. Vì dấu hiệu kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác nhà sản xuất cho vào. 
Nước mắm nguyên chất thường có mùi nặng. Nước mắm có sử dụng phụ gia không tốt khi nếm thử có vị chát ở đầu lưỡi.

Thiếu cơm, cháo cũng bệnh

TT - Hiện có nhiều người theo chế độ ăn kiêng rất thấp tinh bột (gần như bỏ cơm, chỉ ăn rau và thịt cá) để giảm cân đôi khi vì lý do thẩm mỹ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một khẩu phần ăn chỉ có đạm (thịt gà), chất xơ (dưa leo) mà không có tinh bột - Ảnh: CHÂU ANH
Tuy có thể phát huy tác dụng nhưng chế độ ăn này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Chế độ ăn rất thấp tinh bột thường chứa dưới 10% năng lượng từ tinh bột và năng lượng còn lại được cung cấp từ chất đạm và chất béo. Tỉ lệ này là rất thấp vì một chế độ ăn bình thường lượng tinh bột chứa khoảng 60-70% năng lượng khẩu phần, thậm chí chế độ ăn cho người đái tháo đường (bị hạn chế tinh bột) cũng chứa ít nhất 55% năng lượng.

Lợi thì có lợi, nhưng…

Do không được cung cấp tinh bột để tạo glucose làm nhiên liệu cho tế bào cơ thể, buộc lòng cơ thể phải phân hủy mô mỡ, cả khối cơ để lấy nguyên liệu tạo ra glucose và thể ceton cho hoạt động hằng ngày. Chế độ ăn này có góp phần giúp giảm cân, ổn định đường huyết ngắn hạn ở vài trường hợp người béo phì và đái tháo đường thông qua nhiều cơ chế như thể ceton giúp giảm cảm giác đói, không có tinh bột làm bữa ăn kém ngon, lượng chất đạm nhiều cũng giúp tăng cảm giác no… Trong y văn, chế độ ăn rất thấp năng lượng cũng giúp ổn định cho bệnh nhi mắc bệnh động kinh nặng không đáp ứng tốt với thuốc, tuy nhiên bệnh nhi sử dụng chế độ ăn này cũng có nguy cơ nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra, chế độ ăn rất thấp năng lượng phát huy một phần tác dụng trong bệnh gan nhiễm mỡ.
"Chế độ ăn rất thấp tinh bột không tạo thói quen ăn uống lành mạnh và không giúp kiểm soát cân nặng lâu dài, bền vững"

Tuy nhiên, chế độ ăn rất thấp tinh bột nếu cần thiết chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn (dưới ba tháng) với sự chỉ định và theo dõi y khoa chặt chẽ, vì sử dụng kéo dài có thể phát sinh một số vấn đề về rối loạn chuyển hóa do thiếu tinh bột và thừa đạm, béo trong khẩu phần ăn.

Nếu sử dụng kéo dài, trước tiên bệnh nhân có thể có các triệu chứng như nhức đầu, vọp bẻ, tiêu chảy, yếu mệt, nổi ban… do thiếu các vitamin, khoáng chất có nhiều trong thực phẩm giàu tinh bột, bao gồm vitamin B1, vitamin C, pyridoxin, niacin, riboflavin, acid folic, phospho, sắt, đồng, mangan, chrom. Sử dụng kéo dài chế độ ăn này cũng làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch do nồng độ chất béo bão hòa và cholesterol cao trong khẩu phần ăn tăng chất béo bù tinh bột, gây cứng thành động mạch, gia tăng LDL cholesterol. Chế độ ăn rất thấp tinh bột cũng được cho rằng làm giảm nồng độ serotonin trong não, dẫn đến các tác dụng phụ về cảm xúc và nhận thức như gia tăng lo lắng, nóng giận, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, trầm cảm, giảm khả năng hoạt động thể lực… Chưa kể, khẩu phần ăn nhiều chất đạm (thịt cá) sẽ gia tăng đào thải canxi qua đường nước tiểu (do làm gia tăng độ acid của nước tiểu), từ đó dẫn đến nguy cơ loãng xương ở người bệnh. Cuối cùng chế độ ăn rất thấp tinh bột gây rối loạn tiêu hóa, táo bón do thiếu tinh bột giúp điều hòa chức năng đường tiêu hóa và giảm khối phân.
Các chế độ ăn giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột
Ăn cân bằng dinh dưỡng

Để giúp giảm cân và duy trì cân nặng, mọi người nên theo đuổi chế độ ăn thấp năng lượng nhưng cân bằng dưỡng chất đạm, tinh bột và béo, trong đó lượng tinh bột có thể giảm nhưng không quá cực đoan như trong chế độ ăn rất thấp tinh bột.

Việc kiểm soát tinh bột rất quan trọng, nhưng chúng ta nên hướng đến chuyện tiêu thụ các loại tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt (loại gạo còn nhiều cám), các loại khoai (khoai mì, khoai sọ, khoai lang…), bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, tăng tiêu thụ rau củ quả (giúp làm chậm hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng cảm giác no lâu), kiểm soát số lượng thực phẩm ăn vào, tăng tiêu thụ chất đạm từ thực vật, hạn chế thực phẩm giàu béo, giàu cholesterol.

Kinh nghiệm cho thấy nếu được tư vấn kỹ cũng như tái khám thường xuyên trong quá trình điều trị, người dư cân, béo phì sẽ đạt được mục tiêu và thành công trong việc điều trị. Mục tiêu trong điều trị béo phì về bản chất không phải là việc sụt bao nhiêu cân nặng mà là tăng cường sức khỏe, hạn chế biến chứng do béo phì gây ra, do đó không có lý do gì theo đuổi một chế độ ăn hay một cách giảm cân nào đó chỉ có tác dụng giảm cân nặng nhưng lại sinh ra nhiều rối loạn chuyển hóa và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật khác cho cơ thể.

ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG
(Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)