Bước vào Tuần Thánh với nghi thức rước lá, hình ảnh những chiếc là xanh được mọi người cầm trên tay vừa đi vừa tung hô Chúa Giêsu như dân Do thái cách đây hơn 2000 năm rước Chúa vào Thành Giêrusalem.
Tôi bước vào Tuần Thánh cũng với một tâm trạng hân hoan, nhưng cũng pha trộn nỗi buồn của phận làm người. Vui thì tung hô, buồn thì đã kích, Vui thì tâng bốc, buồn thì ném đá, đóng đinh.
Đặt mình vào từng nhân vật trong cuộc thương khó của Chúa để tôi biết chỗ đứng của mình và sự yếu đuối của thân phận con người.
Tôi suy niệm với hình ảnh con người Phêrô,
Phêrô đã thề thốt quyết liệt: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy. Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy” (26,35). Nhưng khi Chúa Giêsu đã tự nộp mình thì “bấy giờ tất cả các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết” (26,56).
Có một người tỏ ra lì hơn: “Ông Phêrô theo Người xa xa, đến tận dinh thượng tế. Ông vào bên trong ngồi với đám thuộc hạ, xem kết cuộc ra sao?”
Kết cuộc là thế này đây: đang khi trong đại sảnh, thượng tế dùng đến thủ đoạn cuối cùng để yêu cầu Chúa Giêsu xác nhận điều ông Phêrô đã tuyên xưng khi còn ở Galilê: “Lúc ấy ông Phêrô ngồi ngoài sân. Một người tớ gái đến bên ông và nói: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với ông Giêsu, người Galilê!” Ông liền chối trước mặt mọi người: “Tôi không biết cô muốn nói gì!”
Chuyện lặp lại nguyên văn với một người tớ gái khác. Lần thứ ba thì không phải một tớ gái mà là cả bọn đứng đó nhao nhao lên: “Đúng là bác cũng thuộc nhóm họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay”. Bị bắt thóp, hết đường chối, ông Phêrô cũng dùng biện pháp cuối cùng, đối xứng với thượng tế ở trong kia: “Bấy giờ ông liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: “Tôi không biết người ấy”.
Nhưng có một lời mạnh hơn lời thề độc địa của ông: “Lúc đó gà liền gáy. Ông sực nhớ lời Đức Giêsu đã nói: “Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy đến ba lần”.
Tim ông tan chảy khi nhớ lại lời ấy: “Ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết”.
Phêrô nóng nảy, thẳng tính, vội vả, và nhát đảm khi thấy Chúa bị hành hạ, đứng xa xa nhìn Chúa để rồi cũng từ xa xa đó mà ông đã chối Chúa. Tuy nhiên với anh mắt của Chúa đã vực ông chỗi dậy. Khóc, ăn năn, được tha thứ.
Tôi chỉ chỗi dậy khi tôi biết nhìn vào ánh mắt Chúa, ánh mắt của lòng xót thương, của sự cảm thông và của lòng tha thứ.
Trong suốt Tuần Thánh xin Chúa cho con biết dành nhiều thời giờ đển bước đi theo Chúa, bước đi thật gần và thật sát Chúa như Gioan môn đệ CHúa yêu, để con được bắt gặp ánh mắt yêu thương của CHúa dành cho chính bản thân con.
Con cũng cầu nguyện cho những người tội lỗi biết quay về với sự công chính,
Chúa Nhật Lễ Lá
Lời Chúa:
Mt 21,1-11
1Khi thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếtphaghê, phía núi Ôliu, Đức Giêsu sai hai môn đệ và 2bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi dây ra và dắt về cho Thầy.3Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay." 4Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: 5"Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ. 6Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giêsu đã truyền. 7Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giêsu cỡi lên. 8Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. 9Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đavít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời. 10Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: "Ông này là ai vậy?" 11Dân chúng trả lời: "Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy."
0 nhận xét:
Đăng nhận xét