Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Hôm nay 5-9 ngày khai trường, trên 23 triệu học sinh, sinh viên cả nước bước vào năm học mới. Một năm học quan trọng, chuẩn bị mọi mặt để chuyển giao thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Vậy đổi mới như thế nào cho phù hợp, vì "Không ai xé miếng vải áo mới mà vá vào áo cũ; chẳng vậy, áo mới đã bị xé, mà mảnh vải áo mới lại không ăn hợp với áo cũ.  Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; chẳng vậy, rượu mới sẽ làm vỡ bầu da, rượu chảy ra và bầu da hư mất.  Nhưng rượu mới phải đổ vào bầu da mới, thì giữ được cả hai." (Lc5, 36-38)

Tôi đi dạo một vòng các trang mạng xem qua những bài viết nhân ngày khai trường, những lời hay ý đẹp, nhưng câu nhắn gởi của những người có trách nhiệm để thấy điểm mới trong ngành giáo dục đó là "dạy làm người"

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã viết một bức tâm thư gửi đến toàn thể thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh trên toàn tỉnh. Bằng lời lẽ gần gũi, bức thư được đông đảo người dân Huế hưởng ứng."Hãy học để làm người tốt chứ đừng nghĩ chỉ học để lấy tri thức. Hãy tôi rèn đạo đức, rèn luyện nhân cách để những người đi trước như chúng tôi có thể tự hào vì đã trông đợi vào các bạn - những người xây đắp giấc mơ Huế". https://tuoitre.vn/hay-hoc-de-lam-nguoi-tot-dung-chi-hoc-de-lay-tri-thuc-20190904201608072.htm

"Nếu Bộ GD-ĐT không đổi mới thi cử thì chúng tôi rất khó tổ chức các hoạt động học tập phát huy tính tích cực của học sinh".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ đã khẳng định: năm học mới, ngành giáo dục sẽ ưu tiên việc "dạy người".

Mỗi trường học hãy là" thánh đường của sự lương thiện". Ở đó, từ ban giám hiệu nhà trường đến giáo viên đều hành xử mọi việc theo phương châm "công bằng và khách quan",

https://tuoitre.vn/truong-hoc-hay-la-thanh-duong-cua-su-luong-thien-20190904200324763.htm

Khi được hỏi “con muốn năm học mới này sẽ thế nào”, Khang hồn nhiên đáp: “Con chỉ muốn thời gian học ít đi và được chơi nhiều hơn, không phải học thêm nhiều. Ước gì được chơi nhiều mà con vẫn đậu vào trường mà ba mẹ con mong muốn”https://thanhnien.vn/giao-duc/khai-giang-nam-hoc-moi-hoc-sinh-mong-duoc-hoc-it-choi-nhieu-1122505.html

Trong thư gửi các Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo dịp đầu năm học 2019 – 2020, Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội đã trích dẫn lời của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận -Chứng nhân Hy Vọng - lúc sinh thời đã từng nói: “Học để biết. Học để canh tân. Học để phục vụ. Học để yêu mến. Chưa học để phục vụ đúng mức, con chưa mến Chúa đủ." Ngài nhắn nhủ các Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo: "Hãy không ngừng tạ ơn Chúa nơi tình yêu và sự hy sinh lớn lao của cha mẹ, cho các con có điều kiện đến trường trau dồi đức - thể - trí."

 Con xin dâng lên Chúa tất cả thầy cô các em học sinh một năm học với "rượu  mới bầu da mới" để con người sẽ bớt phần "con" mà phần "người" được lớn lên.


.Thứ Sáu tuần 22 Thường Niên - năm lẻ
Lời Chúa: Lc 5, 33-39

Khi ấy, những người biệt phái và luật sĩ nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ ăn uống?"  Người đáp lại rằng: "Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng? Nhưng sẽ đến những ngày mà tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy".

 Người còn nói với họ thí dụ này rằng: "Không ai xé miếng vải áo mới mà vá vào áo cũ; chẳng vậy, áo mới đã bị xé, mà mảnh vải áo mới lại không ăn hợp với áo cũ.  Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; chẳng vậy, rượu mới sẽ làm vỡ bầu da, rượu chảy ra và bầu da hư mất.  Nhưng rượu mới phải đổ vào bầu da mới, thì giữ được cả hai.  Và không ai đang uống rượu cũ mà lại thèm rượu mới, vì người ta nói: 'Rượu cũ thì ngon hơn' ".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét