Sự cao cả là ở chỗ không cảm thấy ghen tị khi nhìn những người khác đạt được những thành công mà bản thân mình khao khá ( khuyết danh)
Tính ganh ghét và đố kị như một ngọn lửa nhỏ leo lét trong tâm mỗi người. Bệnh ghen tị luôn khiến nội tâm con người bức xúc, hậm hực khó mà khuyên giải được nếu như không được thỏa mãn một tý chút gọi là. Sự đời đâu phải chỉ con gà tức nhau tiếng gáy, mà con ngựa ghen nhau tiếng hí, con chó ganh nhau tiếng sủa, con chim đua nhau tiếng hót, còn con người thường ghen tị mà hãm hại lẫn nhau.
Một nhóm sinh viên sau khi tốt nghiệp, ra trường đều có công việc ổn định, họ về thăm thầy cũ. Sau khi hỏi thăm sức khỏe thầy, vui mừng vì được gặp lại thầy, họ lại đua nhau kể cho thầy nghe những khó khăn trong công việc, những tranh chấp của các đồng nghiệp, sự mệt mỏi sau ngày làm việc, rồi gia đình...
sau khi nghe kể xong, thầy bước xuống bếp pha một bình càphê và đem nhiều cái ly khác nhau: cái thì bằng nhựa, cái bằng sành, cái thì bằng pha lê trong suốt, cái thì được nung bằng đất. Thầy cho các học trò chọn cho mình một một cái ly và rót càphê vào đó.
Khi các cô cậu học trò đã có trên tay một tách càphê, người thầy mới lên tiếng: các em đã chọn cho mình một tách càphê theo ý thích, và các tách trà đẹp đã được các em chọn hết, còn những tách cà phê không đẹp, không sang trọng nó còn lại trên bàn.
Điều chúng ta cần lúc này là gì? mọi người trả lời: cà phê. Thầy trầm ngâm phân tích cho các học trò: cuộc sống là thế, điều chúng ta cần chúng ta lại không quan tâm, chúng ta lại quan tâm cái bên ngoài, để rồi mỗi người lại dòm ngó nhau, ai có tách cà phê đẹp? rồi lại bình luận, ghen tỵ nhau.
Các em đừng để những chiếc tách làm ảnh hưởng đến vị ngon của cà phê. Đừng để cái bên ngoài làm ảnh hưởng cuộc công và các mối tương quan.
Không ai dám nói mình không có tính ghen tỵ, không ích thì nhiều, ghen tị không là đức tính tốt nhưng nó cũng không hẳn quá xấu. ghen tị để rồi tự mình phấn đầu cho bằng chị bằng em, biến ghen tị thành sự cố gắng rồi chia sẻ cho nhau để làm cuộc sống tốt hơn.
Nhưng vì ghen tị ta lại hại nhau, làm mất thanh danh, rồi làm cuộc sống trở nên đau khổ.
Vậy, làm thế nào để có thể xóa đi tâm lý ghen tị?
- Học cái hay của người khác, bổ sung cho mặt yếu của mình, gắng sức vượt qua đối thủ của mình, chuyển biến ghen tị trở thành ganh đua lành mạnh. Nếu ai đó thân với bạn gặt hái được thành công, hãy vui giùm họ thay vì cảm thấy bị qua mặt.
- Phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, tìm kiếm những giá trị mới. Mình thua kém mặt này thì phát huy mặt khác, phương diện khác, bạn cũng có những ưu điểm tiềm tàng của riêng mình.
-Bình tĩnh, lạc quan, không nản lòng trước những thất bại tạm thời, luôn tin tưởng ở bản thân mình,tương lai của mình. Như vậy, tâm hồn bạn sẽ thanh thản, đủ tự tin và sáng suốt hơn, sẵn sàng đối mặt khó khăn.
Tính ganh ghét và đố kị như một ngọn lửa nhỏ leo lét trong tâm mỗi người. Bệnh ghen tị luôn khiến nội tâm con người bức xúc, hậm hực khó mà khuyên giải được nếu như không được thỏa mãn một tý chút gọi là. Sự đời đâu phải chỉ con gà tức nhau tiếng gáy, mà con ngựa ghen nhau tiếng hí, con chó ganh nhau tiếng sủa, con chim đua nhau tiếng hót, còn con người thường ghen tị mà hãm hại lẫn nhau.
Một nhóm sinh viên sau khi tốt nghiệp, ra trường đều có công việc ổn định, họ về thăm thầy cũ. Sau khi hỏi thăm sức khỏe thầy, vui mừng vì được gặp lại thầy, họ lại đua nhau kể cho thầy nghe những khó khăn trong công việc, những tranh chấp của các đồng nghiệp, sự mệt mỏi sau ngày làm việc, rồi gia đình...
sau khi nghe kể xong, thầy bước xuống bếp pha một bình càphê và đem nhiều cái ly khác nhau: cái thì bằng nhựa, cái bằng sành, cái thì bằng pha lê trong suốt, cái thì được nung bằng đất. Thầy cho các học trò chọn cho mình một một cái ly và rót càphê vào đó.
Khi các cô cậu học trò đã có trên tay một tách càphê, người thầy mới lên tiếng: các em đã chọn cho mình một tách càphê theo ý thích, và các tách trà đẹp đã được các em chọn hết, còn những tách cà phê không đẹp, không sang trọng nó còn lại trên bàn.
Điều chúng ta cần lúc này là gì? mọi người trả lời: cà phê. Thầy trầm ngâm phân tích cho các học trò: cuộc sống là thế, điều chúng ta cần chúng ta lại không quan tâm, chúng ta lại quan tâm cái bên ngoài, để rồi mỗi người lại dòm ngó nhau, ai có tách cà phê đẹp? rồi lại bình luận, ghen tỵ nhau.
Các em đừng để những chiếc tách làm ảnh hưởng đến vị ngon của cà phê. Đừng để cái bên ngoài làm ảnh hưởng cuộc công và các mối tương quan.
Không ai dám nói mình không có tính ghen tỵ, không ích thì nhiều, ghen tị không là đức tính tốt nhưng nó cũng không hẳn quá xấu. ghen tị để rồi tự mình phấn đầu cho bằng chị bằng em, biến ghen tị thành sự cố gắng rồi chia sẻ cho nhau để làm cuộc sống tốt hơn.
Nhưng vì ghen tị ta lại hại nhau, làm mất thanh danh, rồi làm cuộc sống trở nên đau khổ.
Vậy, làm thế nào để có thể xóa đi tâm lý ghen tị?
- Học cái hay của người khác, bổ sung cho mặt yếu của mình, gắng sức vượt qua đối thủ của mình, chuyển biến ghen tị trở thành ganh đua lành mạnh. Nếu ai đó thân với bạn gặt hái được thành công, hãy vui giùm họ thay vì cảm thấy bị qua mặt.
- Phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, tìm kiếm những giá trị mới. Mình thua kém mặt này thì phát huy mặt khác, phương diện khác, bạn cũng có những ưu điểm tiềm tàng của riêng mình.
-Bình tĩnh, lạc quan, không nản lòng trước những thất bại tạm thời, luôn tin tưởng ở bản thân mình,tương lai của mình. Như vậy, tâm hồn bạn sẽ thanh thản, đủ tự tin và sáng suốt hơn, sẵn sàng đối mặt khó khăn.
“Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?” (Mt 20,12). Ông chủ trả lời 'Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?
Nếu tôi là người thợ thứ nhất, tôi có ganh tị với người giờ thứ 11không? Vâng đó là câu hỏi để tôi tự vấn lương tâm, để tôi chỉnh đốn lại đời sống, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc vì tôi được gọi vào làm vườn nho cho ông chủ từ sáng sớm, tôi được làm việc được sự quan tâm của ông chủ từ sớm. Tôi cảm nhận được lòng thương xót của ông chủ dành cho người làm vào giờ thứ 11.
Tôi cầu nguyện cho tôi và những người đến với Chúa biết quảng đại, và khám phá được tình yêu Chúa dành cho mình. Xin cho con biết quan tâm đến người khác, lọi bỏ tính ích kỷ chỉ lo thu vén cho mình, cho gia đình mình mà quên đi người bên cạnh đang cần sẻ chia.
Thứ Tư tuần 20 mùa Thường Niên
Lời Chúa:
Mt 20,1-16a
1 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. 2 Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông.
3 "Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, 4 ông bảo họ rằng: 'Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng'. 5 Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.
6 "Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: 'Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?' 7 Họ thưa rằng: 'Vì không có ai thuê chúng tôi'. Ông bảo họ rằng: 'Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta'.
8 "Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: 'Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết'. 9 Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng. 10 Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. 11 Đang khi lãnh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: 12 'Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?' 13 Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: 'Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? 14 Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, 15 nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?'
16a "Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết".
3 "Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, 4 ông bảo họ rằng: 'Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng'. 5 Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.
6 "Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: 'Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?' 7 Họ thưa rằng: 'Vì không có ai thuê chúng tôi'. Ông bảo họ rằng: 'Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta'.
8 "Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: 'Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết'. 9 Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng. 10 Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. 11 Đang khi lãnh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: 12 'Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?' 13 Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: 'Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? 14 Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, 15 nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?'
16a "Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét