Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Thứ Bảy Tuần XII Mùa Thường Niên - 29/6: Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, tông đồ
Lời Chúa: 
 Mt 16, 13-19
13 Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" 14 Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". 15 Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" 16 Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
17 Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. 19 Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".
Trong ngày lễ kính hai thánh Phê-rô và Phao-lô tôi suy niệm nhiều về 2 con người với hai tính cách, 2 cuộc sống hoàng toàn khác nhau.
1. Thánh Phê-rô
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gia đình

Tại Capernaum miền Bắc Biển hồ Galilê. Một nhà thờ chính thống giáo đã được xây dựng trên phần đất được xem là nhà của Phêrô xưa
Ông sinh tại Bethsaida, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilê, trên bờ biển TiberiaPalestine. Ông đã có một người mẹ vợ chính thức được đề cập đến trong Kinh thánh và được Giêsu chữa lành một cách kỳ diệu (Matthew 8:14-15, Luke 4:38, Mark 1:29-31). Theo Clement thành Alexandria[4]thì Phêrô đã lập gia đình, có những đứa con, vợ của ông đã chịu đau khổ và chịu tử vì đạo.
Theo một số truyền thuyết có ít nhất từ thế kỷ thứ sáu thì con gái của Phêrô là Petronilla [5]. Tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô có một bàn thờ của St. Petronilla được vẽ bởi Guercino, 1623, Cristofari, 1730. Giáo hoàng Clement I [6] viết: “ Phêrô và Philip là cha của những đứa trẻ; [...] Khi thánh Phêrô nhìn thấy vợ của mình bị dẫn đi tử hình, ông đã rất hoan hỉ bởi vì lệnh đòi và sự trở về nhà cha của bà, bà là nguồn động viên, an ủi rất lớn và ông nói với bà: “Hãy nhớ tới Thiên Chúa”. Đó là sự kết hợp của những vị thánh và họ là một sự sắp đặt hoàn hảo hướng về những gì thánh thiện nhất”
Thánh Phaolô có vẻ như đã nhắc tới vợ của Phêrô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô:
Phải chăng tôi không có quyền ăn uống, không có quyền đem theo một người chị em tín hữu như các tông đồ khác, như các anh em của chúa và như ông Kêpha
—Thư gửi tín hữu Côrintô câu 5 chương 9.

Vị trí trong 12 sứ đồ

Phêrô là anh em với ông Anrê. Hai ông làm nghề đánh cá ở Caphanaum bên cạnh hồ Galilê (Mt,4,23). Ông đã gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của Anrê. Ông đến gặp Chúa Giêsu và được Người đặt tên là Phêrô (Ga 1, 42). Phúc âm Luca cho chúng ta biết thêm: ông trở thành môn đệ của Chúa Giê-su sau khi Chúa cho ông đánh được một mẻ lưới đầy cá (Lc 5, 4:11).

Theo các sách Phúc âm (Mc 1,16-18; Mt 4,18-22; Lc 5,1-11; Ga), ông thuộc vào số những người đầu tiên được Ðức Giêsu kêu gọi làm môn đệ (cùng với Anrê, Gioan và Giacôbê). Trong danh sách của 12 tông đồ, ông luôn được xếp hàng đầu (Mc 3,16-19; Mt 10,2-4; Lc 6,14-16; xc. Cv 1,13). Tên của ông luôn được nhấn mạnh (Mt. 10:2): “Duodecim autem Apostolorum nomina haec: Primua Simon qui dicitur Patrus..” Sau đây là tên của mười hai Tông đồ đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, Marcô 2: 14 – 16: Và Người lập nhóm mười hai để các ông ở lại với Người và để Người sai các ông đi rao giảng và đặt tên cho Simon là Phêrô. Luca 6: 13 -14: “Et cum dies factus esset, vocavit discipulos suos, et elegit duodecim ex ipsis Smonem quem cognominavit Petrum...(Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông. Đó là ông Simon mà người gọi là Phêrô. Trong nhiều dịp khác, Phêrô đã nhân danh các tông đồ khác mà nói (Mt. 15:15; 19:27; Lc. 12: 41...). Khi Chúa Giêsu nói với các tông đồ thì Phêrô nhân danh họ (Mt: 16 – 16). Thường thì Người nói riêng với Phêrô (Mt 26: 40; Lc: 22 – 31).

Người giữ chìa khóa nước trời

Đức Giêsu trao cho Phêrô chìa khóa nước trời, vẽ bởi Pietro Perugino (1481–82)
Khi đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi (Xê-da-rê Phi-líp-phê) ông là người đã tuyên xưng Giê-su là Con Thiên chúa. Và cũng chính tại đây, ông đã được Chúa Giê-su đặt là người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Chúa Kitô và làm nền móng cho Giáo hội:
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy
—Tim mừng Mát thêu, 16,18-19.

2.Thánh Phaolô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thánh Phao-lô xứ Tarsus

Sứ đồ Phao-lô, tranh của El Greco
Sứ đồ của dân ngoại
Sinhchưa thống nhất
 ở Tarsus theo như Acts 22:3 KJV
Mấtkhoảng 64-65 SCN[1]
 ở Roma[1]
Tôn kínhToàn Ki-tô giáo
Đền chínhVương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành
Lễ kính25 tháng 1 (Phao-lô cải đạo)
10 tháng 2 (Lễ đắm tàu của Phao-lô tại Malta)
29 tháng 6 (Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô)
18 tháng 11 (Lễ hiến dâng basilica của Thánh Phê-rô và Phao-lô)
2008 (Năm Thánh Phao-lô)
Biểu trưnggươm
Phao-lô thành Tarsus (còn gọi là SaulPaulusThánh Phao-lô Tông đồThánh Phao-lồ hoặc Tông đồ Phao-lô, (tiếng Do Tháiשאול התרסיŠaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul of Tarsus", Tiếng Hy Lạp cổΣαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos[2]), là “Tông đồ của dân ngoại.” [3]Cùng các sứ đồ PhêrôGioan, và Jacob Người Công chính, ông được xem một trong những cột trụ của hội thánh tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Ki-tôc giáo thời kỳ sơ khai.[4] (sinh 314 TCN; mất 6269 CN).
Không giống Mười hai Tông đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phao-lô từng gặp Chúa Giê-su trước khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.[5] Theo ký thuật của Tân Ước, Phao-lô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hi Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phao-lô là người kiên trì săn đuổi những tín hữu Ki-tô  ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giê-su và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Ki-tô, chấp nhận Chúa Giê-su là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa.[6] Phao-lô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính “sự mặc khải của Chúa Giê-su Ki-tô.”[7]
Sau khi chịu lễ Phép rửa, Paul đến ngụ cư ở xứ Arabia (có lẽ là Nabataea) cho đến khi ông gia nhập cộng đồng tín hữu Ki-tô còn non trẻ ởJerusalem, và ở lại với Peter (Phêrô hoặc Phi-e-rơ) trong mười lăm ngày.[8] Qua những thư tín gởi các cộng đồng Ki-tô  Phao-lô trình bày mạch lạc quan điểm của ông về mối quan hệ giữa tín hữu Ki-tô người Do Thái với tín hữu Ki-tôc không phải dân Do Thái, và giữa Luật pháp Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) với giáo huấn của Chúa Giê-su.
Phao-lô được sùng kính như một vị thánh bởi các nhóm khác nhau như Công giáo RômaChính Thống giáo Đông phươngAnh giáo, và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là thánh bổn mệnh của Malta và Thành Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São PauloBrasil và Saint Paul, MinnesotaHoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri.
Các thư tín của Phao-lô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của hội thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Ki-tô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Ki-tô giáo truyền thống xem các thư tín của Phao-lô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác quyết rằng tư tưởng của Phao-lô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giê-su và các tông đồ khác.
Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác quyết này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phao-lô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31[9] và Ezekiel 36: 27[10], sau đó xác quyết này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Cơ Đốc giáo.
Ảnh hưởng của Phao-lô trong tư tưởng Ki-tô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Ki-tô cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin LutherJohn Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phao-lô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.
Suy niệm:
Nhìn về cuộc đời của 2 vị thánh cột trụ của Giáo Hội, con luôn xác tín Giáo hội là của Chúa, không có thế lực nào có thể lay chuyển được, dẫu rằng Giáo Hội con phải tiến đến sự thánh thiện như đúng với đặc tính của Giáo Hội. Tôi cầu nguyện nhiều cho Giáo Hội, cho Đức Thánh Cha, các Giám mục.
Nhìn về cuộc đồ 2 vị Thánh cột trụ tôi trả lời câu hỏi của Chúa dành cho Thánh Phê-rô: " còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" vâng, đối với con Chúa là tất cả, là nguồn vui, là sự sốn, là thần tượng để con dõi bước. V2 hôm nay con càng xác tin hơn, tất cả là phù vân, chỉ có Chúa, chỉ có 1 Giê-su trong tim trong tâm trí con. COn xin tôn thờ Chúa, bước theo Chúa trong đời con.
Nhìn về cuộc đời của 2 vị thánh cột trụ của Giáo Hội, con hiểu rằng sứ mạng của con phải là loan báo Tin mừng tình yêu Chúa dành cho con, cho thế giới này qua Thấp giá, cái chết và sự Phục sinh của Chúa, như Thánh Phaolô con cũng thưa với Chúa: " khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng"
Lạy Chúa, xin cho con luôn nhìn thấy Chúa yêu con thật nhiều, dầu đau thương chất đầy đau thương, giữa những bất công của con người dành cho nhau, giữa những xảo trá, dối gian của cuộc đời, Chúa vẫn ở đó với con, với thế giới này. Xin cho lửa và màu tử đạo của hai vị Thánh hòa trong dòng máu của con trong lửa mến của con để con vững tin vào tình yêu Chúa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét