Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Ngày 3/12: Thánh Phanxicô Xaviê, linh mục - Bổn mạng các xứ truyền giáo

Sáng nay tôi được bác Nghị tặng cuốn sách "Chuyện nghề của Thủy", tôi thích quá, cám ơn bác nhiều nhiều.

Tác phẩm được trao giải Sách hay năm 2013  với nội dung: "Đoạt giải Phát hiện mới của năm". Tôi nghe nói nhiều về tác phẩm này, hôm nay cầm trên tay cuốn sách lòng thấy vui vui. 

Mở những trang đầu tôi đọc, bỗng nhiên dừng lại , không đọc được nữa, lời  dẫn vào sách đã đụng chạm ngay điều tôi suy tư lâu nay: sống sao cho "tử tế", với người với ta, và hôm nay còn sống "tử tế' được không? khi mà mỗi ngày lên "nét", tôi lại đọc biết bao nhiêu chuyện chẳng "tử tế" từ trong nhà đến ngoài đường, từ bệnh viện đến trường học... Coi chừng "tử tế" bây giờ lại trở thành mặt hàng hiếm, quý, nguy cơ vào sổ bị diệt chủng.


“Chuyện Tử Tế” được liền mạch bởi những câu hỏi mang tính nhân sinh: thế nào là Nhân dân? Là Vĩ đại? là Hạnh phúc? Là Tử tế? … Nhưng tất cả được gói gém trong lời mời gọi: “Hãy sống tử tế với nhau”. Nhưng đâu là nền tảng, là cội nguồn để con người sống tử tế? Dường như chính đời sống tận hiến phục vụ vô vị lợi của các Soeurs tại trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn) là đáp án cho vấn nạn. Xin được lược ghi lại lời thoại và lời bình trong phim:
bộ phim tài liệu “Chuyện Tử Tế” vang tiếng một thời của đạo diễn – NSND Trần Văn Thủy. Bộ phim được bấm máy năm 1985, bị cấm chiếu trong nước, nhưng lại gây tiếng vang ở nước ngoài. Bộ phim đoạt giải Bồ câu bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài ví như “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig” (Đức), được nhiều đài truyền hình nổi tiếng mua bản quyền phát sóng, được lọt trong top 10 bộ phim tài liệu hay nhất được thế giới bình chọn năm 1992.

Có lẽ vì biết trước số phận “long đong” của “Chuyện Tử Tế” trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam 1985 mà Trần Văn Thủy đã dán tấm bùa hộ mệnh ở đầu và kết cho bộ phim là câu nói của Karl Marx: “… Tất nhiên, chỉ có loài súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, và chăm lo riêng cho bộ da của mình …”.Khởi đi từ lời của cô gái: “Ăn ở với nhau tử tế là lẽ thường, là niềm an ủi của người đời. Chỉ có đồ hủi mới ăn ở với nhau chẳng ra gì!”.
Lời cô gái như là cái cớ để đoàn làm phim đi đến Trại phong ở Quy Hòa. Tại đây, họ gặp mặt đông đảo các thầy thuốc và đặt câu hỏi:

- Thưa các thầy thuốc, ở đây ai là người tận tâm chạy chữa, chia sẻ với người hủi?

- Các bà soeurs! Chuyện đó phải kể đến các bà soeurs.

- Các thầy thuốc, trong đó có các thầy thuốc từ khi rời ghế trường Y, cho đến bây giờ đã hai thứ tóc, làm việc ở các trại hủi, đều trả lời như vậy …

- Những người làm phim hỏi: -Thưa, đâu là nơi bắt đầu để các soeurs yên tâm, tận tụy phục vụ người mắc bệnh hủi?

- Dạ, chỗ bắt đầu của chúng tôi và đồng nghiệp là lòng Tin.

- Vâng! Nếu không có lòng tin thì con người không thể sống với con người được. Con người đã từ lòng tin thần thánh, lòng tin tôn giáo mà đến với lòng tin có chứng cứ, tin vào những cái đích thật.

Sách trích từ lời trong phim "Chuyện Tử Tế" " Từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng: Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chỉ hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người - người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm...
" Vậy ra, nghĩ cho đến cùng, ở trên đời này, không có một nghề nào, không có một công việc gì, và cũng không có một con người nào, không có một công việc gì, và cũng không có một con người nào  trở nên tử tế - nếu không bắt đầu từ tình thương yêu con người, sự trân trọng đối với con người và đi từ nỗi đau của con người."

Phải nói là sao nội dung trên lại sát với tinh thần sống mùa Vọng, và ngày lễ Thánh Phan-xi-cô Xavie (3/12). Đúng rồi, để " chuyện tử tế" không bị diệt chủng, phải luôn bắt  đầu bằng tình thương "Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người - người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm". Muốn thực hành tình thương trong đời sống, cần phải "thức" và  "tỉnh", chấp nhận ra khỏi chính mình, lên loan báo Tin Mừng cho mọi loại thụ tạo. Tin mừng của yêu thương, bác ái, của chân lý và công bằng. Đem ánh sáng tình yêu chiếu soi vào những nơi đầy hận thù, chiến tranh, bạo lực. Nghe Chúa hướng dẫn các để "sống tử tế" trong đời thường và ngay cả trên mạng xã hội. 
Cùng suy Lời Chúa hôm nay để thấy người tử tế phải người rao giảng tình thương

"Khi ấy, Chúa Giê-su tỏ mình ra cho Nhóm Mười Một, Người nói với các ông : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."

Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng ( Mc 16,15-20)

Lạy Chúa xin cho con rao giảng Lời Chúa bắng cách "sống tử tế" để với chính mình, với mọi người.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét