1. Người trộm lành
Cuộc trao đổi giữa người này với Chúa chỉ vỏn vẹn 2 câu, mỗi người một câu
Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu : “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Và Người nói với anh ta : “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”. (Lc 23, 39-43)
Chắc chắn là anh không biết người anh đang nói là Đấng Ki-tô, anh cũng chẳng quen biết gì Chúa Giê-su trước đó, vì anh mãi mê với cung đường đen tối với những phi vụ béo bở bằng chứng là anh đang bị người ta xử án treo anh lên đó sao.
Cuộc đời của anh đã bị người thời anh kết án tử, coi như không còn đáng để sống và không có quyền để được sống. Nhưng“Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Đây là câu nói bộc lộ niềm tin tuyết đối vào Chúa Giê-su của anh, giây phút cuối cùng của đời anh đã được ánh sáng cứu độ của Đức Giê-su đã cứu anh. Ánh sáng cuối cùng đã lóe lên cuối đường đời anh bắt đầu kết thúc.
Lạy Chúa xin cho con mỗi ngày biết ăn năn trở về với Chúa, và ước gì kết thúc cuộc đời con con cũng được Chúa nói: “Ta bảo thật con, hôm nay, con sẽ được ở với Ta trên Thiên Đàng”
2. Những người phụ nữ thành Giê-ru-sa-lem
“Ở đó cũng có nhiều phụ nữ đứng xa xa; họ là những người đã theo giúp Chúa Giêsu từ xứ Galilêa. Trong số đó có Maria Mađalêna, Maria mẹ của Giacôbê và Giuse, và mẹ các người con của Giêbêđê”. (Mt 27, 55-56)
Trong thế giới băng giá của tàn ác, của tố cáo, bạo lực, thế giới của những người đang nắm quyền kết án một con người vô tội.
Vẫn còn đó những con người hiền lành, nhân hậu và can đảm dẫu cho họ không thể thay đổi bản án của Chúa Giê-su được, họ là các phụ nữ mà thời đó họ không được lên tiếng ở công trường, không có một quyền hành và quyền lợi nào. Nhưng các bà vẫn dõi bưới theo Chúa, khóc than Chúa.
Bà Vê-rô-ni-ca đang len lõi qua từng đám người hung bạo, bất chấp nguy hiểm bà đã lao tới Chúa để lau mặt cho Chúa như phần nào an ủi Chúa.
Ngày nay vẫn còn đó nhưng người mẹ, những người vợ bị hành hung, bạo lực trong các gia đình, nhưng vẫn kiên vững, chịu đau khổ để bảo vệ hạnh phúc gia đình, để cầu nguyện cho những đứa con ngỗ nghịch, những đứa con yếu đuối bệnh tật, cầu nguyện cho những người chồng rời bỏ gia đình đi tìm niềm vui hạnh phút riêng tư.
Vẫn còn đó những phụ nữ bị đối xử bức công, bị chà đạp nhân phẩm, những dòng nước mắt của họ vẫn đang chảy và chảy mãi nếu thế lực sự dữ vẫn con trong gia đình và trong thế giới loài người.
3. Khuôn mặt của Simon thành Ky-rê-nê
“Đang đi ra, thì chúng gặp một người Ky-rê-nê, tên là Si-môn ; chúng bắt ông vác thập giá của Người” (Mt 27,32)
có lẽ ông đang trên đường đi về, về gia đình để chuẩn bị cho đại lễ, ông bị buộc vác thập giá cho một con người mà không còn hình dạng, đầy máu me. Người này lại chẳng có mối quan hệ thân thiết gì với ông.
Nhưng ông cũng đã kê vai vác đỡ, phải chăng vì đó là một mệnh lệnh buộc ông phải làm, hay một tí gì của long trắc ẩn xót thương, dầu là với lý do gì đi nữa thì ông cũng chính là mẫu người đáng để tôi suy gẫm.
Có những thập giá trên đường đời ông ai muốn vác, nhưng nó vẫn xảy tới, có những thánh giá của anh chị em ta cần ta kề vác chúng sức để giúp nhau đi trọn chẳng đường. Có những thập giá mà ở đâu đó hay gọi là trên trời rớt xuống đời ta, có muốn từ chối cũng không được. Nhưng tất cả phải có tình yêu và im lặng, ta thấy Simon thành Ky-rê-nê không hề cằn nhằn, đặt điều kiện hay chối từ. Ông im lặng đưa vai vác cùng Chúa. Chúa im lặng, ông cũng im lặng mặc cho quanh ông và Chúa là những lời la ló, những cái nhìn đầy bạo lực.
Vâng im lặng trước mọi đau khổ, thử thách, những gì mà ta không thích, hay ngoài sức ta đó là một sự im lặng thánh. Simon thành Ky-rê-nê một con người đây nhân từ và quãng đại. cám ơn ông đã cho ta một khuôn mặt thật dễ thương.
Có những cuộc đời đã dám chọn nước mắt cho mình để đem lại tiếng cười cho đời.
Có những cuộc đời chấp nhận thay đổi lộ trình mình đang dự tính để chung chia gánh nặng cho người khác.
4. Viên đại đội trưởng Rô-ma
“Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói : “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa.” ( Mt 27,54)
Ông là người chứng kiến ngay từ những giây phút đầu trong cuộc hành hình của Chúa, những bức công, tàn bạo dành cho một con người vô. Ông cũng là người được nghe đầy đủ 7 câu nói cuối cùng của Chúa. Khi Chúa Giê-su trút hơi thở, viên sĩ quan đã tuyên xưng đức tin “Đúng người này là Con Thiên Chúa”
Người dùng đức tin giải quyết đau khổ trong cuộc sống sẽ làm cho đời thêm an bình. Lắng nghe Lời Chúa nói, nhìn thấy sự im lặng của Chúa suốt cuộc khổ nạn có lẽ đã làm cho viên sĩ quan nhiều suy tư về con người Giê-su mà mọi người đang lên án, giết chết. Để rồi từ người không có đức tin ông trở nên xác tin về niềm tin vào con người Giê-su “Đúng người này là Con Thiên Chúa”
5. Những con người dưới chân Thánh Giá.
"Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng : “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình." ( Ga 19, 26-27)
Hơn bao giờ hết Chúa Giê-su trong giờ phút này được an ủi bởi dưới chân Ngài đang có Mẹ, người môn đệ yêu dấu và một số người phụ nữ đã theo phục vụ Ngài suốt hành trình rao giảng.
Từ ngày Mẹ đón nhận biến cố Truyền tin đến biến cố Chúa Giáng sinh và quãng đời Chúa sống nơi mai nhà Na-gia-ret, chia tay mẹ lên đường theo sứ mệnh của Cha. Bây giờ là giây phút cuối đời của con Mẹ. Có người mẹ nào hạnh phúc khi thấy con bị người đời sỉ nhục, đánh đập, kết án. Có người mẹ nào hạnh phúc khi thấy con tan than nát thịt không. Vâng Mẹ Maria cũng vậy thôi Mẹ là con người mà hơn nữa là tình mầu tử.
Nhưng Mẹ vẫn chọn hai tiếng: “xin vâng” kèm theo mũi đồng đâm thấy tim Mẹ. Mẹ đã cùng con đi hết hành trình của cuộc đời nơi dương thế, Mẹ đã cùng con Đồng công cứu chuộc thế gian
Mẹ im lặng để nghe từng la ó của dân chúng, kết án của những người cho mình có quyền trên Giê-su con Mẹ. Mẹ im lặng để nghe tiếng đinh đóng vào thân thể con mình. Mẹ im lặng để nghe tiếng trút hơi thờ cuối cùng của con yêu dấu. Và Mẹ im lặng để ôm xác con trong tay.
Vâng mẹ vẫn mãi im lặng để suy đi nghĩ lại trong lòng, để biến đau thương thành tình yêu, biến hận thù thành tha thứ.
Và Gioan người môn đệ Chúa yêu dấu không bỏ thầy, dẫu sao 12 môn đệ vẫn còn có một người dưới chân Thánh giá, bên Chúa trong giờ sau cùng, còn chút gì hy vọng còn chút gì ủi an cho Chúa.
6. Ông Giuse quê ở Arimathia
“Tới chiều có một người giàu sang quê ở Arimathia tên là Giuse, cũng đã làm môn đệ Chúa Giêsu, ông đi gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Bấy giờ Philatô truyền giao xác cho ông. Vậy ông Giuse lấy xác, liệm trong một khăn sạch, và đặt trong mồ mà ông đã cho đục trong đá, rồi ông lăn một tảng đá lớn lấp cửa mồ lại và ra về” ( Mt 27,57)
Ông không phải là Tông đồ được tuyển chọn của Chúa, ông chỉ là một trong nhưng môn đệ Chúa trong thời gian Chúa rao giảng. Có lẽ ông là người có thế giá nên mới lên gặp Phi-la-tô để xin xác Chúa và Phi-la-tô sẵn sang truyền giao cho ông. Từ đó ông lo liệm Chúa và lo cho Chúa một nơi để an táng. Ông đại diện cho từng lớp giàu có biết quan tâm đến người khác, biết quảng đại chia sẻ mà không cần tính toán.
Vâng mẹ vẫn mãi im lặng để suy đi nghĩ lại trong lòng, để biến đau thương thành tình yêu, biến hận thù thành tha thứ.
Và Gioan người môn đệ Chúa yêu dấu không bỏ thầy, dẫu sao 12 môn đệ vẫn còn có một người dưới chân Thánh giá, bên Chúa trong giờ sau cùng, còn chút gì hy vọng còn chút gì ủi an cho Chúa.
6. Ông Giuse quê ở Arimathia
“Tới chiều có một người giàu sang quê ở Arimathia tên là Giuse, cũng đã làm môn đệ Chúa Giêsu, ông đi gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Bấy giờ Philatô truyền giao xác cho ông. Vậy ông Giuse lấy xác, liệm trong một khăn sạch, và đặt trong mồ mà ông đã cho đục trong đá, rồi ông lăn một tảng đá lớn lấp cửa mồ lại và ra về” ( Mt 27,57)
Ông không phải là Tông đồ được tuyển chọn của Chúa, ông chỉ là một trong nhưng môn đệ Chúa trong thời gian Chúa rao giảng. Có lẽ ông là người có thế giá nên mới lên gặp Phi-la-tô để xin xác Chúa và Phi-la-tô sẵn sang truyền giao cho ông. Từ đó ông lo liệm Chúa và lo cho Chúa một nơi để an táng. Ông đại diện cho từng lớp giàu có biết quan tâm đến người khác, biết quảng đại chia sẻ mà không cần tính toán.
Lạy Chúa, con cám ơn Chúa trong cuộc thương khó của Chúa vẫn con đó những con người mà hôm nay con khám phá ra họ thật là dễ thương dễ mến. Họ yêu Chúa quá đỗi. Họ đã hành động thật là quả cảm. Con học nơi họ sự im lặng của chiêm ngắm và cầu nguyện, của tình yêu phá tan hận thù. Giờ này, con cũng đang cần một sự thinh lặng, vâng sự thinh lặng để con được bình an. Con sẽ học nơi từng gương mặt mà con suy gẫm để con vượt qua những đau khổ và đắng cay đang làm tổn thương tâm hồn.
Con xin cũng Chúa bước vào Tam Nhật Thánh trong thinh lặng, cầu nguyện. Con xin theo Chúa nhưng những con người dễ thương theo Chúa. Lạy Chúa xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài, Thập giá trên đường đời con đi…..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét