Công bằng không có nghĩa là bắt người khác phải làm theo ý mình mới là công bằng, có những việc ta cứ tưởng là công bằng nhưng chưa chắc là công bằng. Công bằng là dùng để chỉ cái gì đó hợp lí, không bất công. Thường thì những điều gì công bằng là đúng - Công bằng là theo đúng lẽ phải, không thiên vị đối xử công bằng Hay khi ta chấp nhận nó, thì ta bảo đó là sự công bằng, . . khi ta không đồng ý nó, ta bảo thế là bất công. Nhiều trường hợp chia 3-7 mà nó vui vẻ cho là công bằng, có lúc chi 6-4 mà nó còn than thở chưa được công bằng.
Và Chúa nói gì và thực hiện như thế nào về công bằng ta hãy đọc xem
Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm A
Lời Chúa:
Mt 20,1-16a
1 "Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. 2 Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. 3 Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. 4 Ông cũng bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng." 5 Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. 6 Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?" 7 Họ đáp: "Vì không ai mướn chúng tôi." Ông bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" 8 Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: "Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất." 9 Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. 10 Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. 11 Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: 12 "Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt." 13 Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: "Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? 14 Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. 15 Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?" 16 Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.
Qua câu chuyện thuê người và trả tiền công ta thấy không những Chúa công bằng nhưng còn bác ái nữa, tất cả người làm công khi nhận việc đều được thoả thuận giá một ngày công là 1 quan tiền. Sự hậm hực của những người đến từ sáng sớm xem ra cũng có lý, bởi vì họ nghĩhọ sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền.
Ông chủ trong dụ ngôn là người hết sức bác ái và nhân hậu, vì ông đã nghĩ đến gia đình của họ đang cần đến tiền để nuôi sống trong ngày.
Trong cuộc sống nếu cứ viện cớ vào "công Bằng" và "công bằng" mà thiếu đi tình yêu, bao dung và bác ai thì sự công bằng đó chưa chắ là công bằng.
Lạy Chúa, một ngày sống con cũng thường hay xét đoán công việc, con người bằng hai chữ "công bằng", nhưng đó là công bằng theo chủ quan của con, xin cho con biết học nơi Chúa bài học công bằng theo lòng nhân chứ không theo kết quả công việc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét