Phân tích và Chia sẻ - Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXVI Thường Niên Năm Lẻ.
(30/09/2013) - (Lc 9, 46-50)
Thánh Giêrônimô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.
Nguyên văn Bài Tin mừng:
Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất? Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.”
Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy.” Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
_________________________________
Phân tích và Chia sẻ:
Mở đầu Bài Tin mừng Kinh thánh viết: _______ Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất? Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.”
“Một câu hỏi chợt đến với các ông”
Điều này có nghĩa cái ý nghĩ “ai là người lớn nhất?”, tự nhiên nó xuất hiện, mà trước đó không có, cái ý nghĩ đó không xảy đến với một người mà nó đến với tất cả Nhóm Mười Hai, các ông đồng loạt nghĩ đến điều này. Vậy ta thử tìm hiểu xem, hoàn cảnh nào đã khiến các ông đồng loạt có ý nghĩ như vậy?
Bài Tin mừng hôm nay nối tiếp với sự kiện Đức Giêsu tiên báo lần thứ hai cuộc khổ nạn của Ngài. “Phần anh em, hãy lắng tai nghe cho kỹ những lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời." Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bí ẩn, đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa. Nhưng các ông sợ không dám hỏi lại Người về lời ấy.” (Lc 9, 44-45)
Đức Giêsu nói rõ ràng, Ngài sẽ bị nộp vào tay người đời, phải chịu khổ hình phải đau khổ để cứu chuộc nhân loại, đây mới là Đấng Cứu Thế đích thực. Và đây là lần thứ hai Ngài nói đến điều này. Nhưng các môn đệ không hiểu những lời đó, nó hoàn toàn xa lạ, là điều bí ẩn, vì các ông đã hình thành quan niệm về Đấng Cứu Thế theo kiểu của các ông, đó là Đấng Cứu Thế uy quyền, dùng sức mạnh Thiên Chúa để giải phóng Israel khỏi ách đô hộ của Rôma. Các ông sợ không dám hỏi vì các ông không muốn đối diện với sự thật, một sự thật không thể chấp nhận. Cái lý do sâu xa khiến các ông không dám hỏi vì đàng sau quan niệm đó, là một tham vọng. Vâng, đúng vậy, khi Đức Giêsu dùng quyền năng của Thiên Chúa khôi phục Israel, Ngài sẽ là Vua, còn các ông đương nhiên phải có địa vị nào đó trong nước Israel mới. Có lẽ đây mới là động lực các ông theo Ngài. Như vậy, vấn đề còn lại bây giờ sẽ là câu hỏi: “ai sẽ là người lớn nhất?
Nhưng cái ý nghĩ “Ai là người lớn nhất?” vẫn chưa xuất hiện lúc này, vì thầy trò đang ở thành Xêdarê Philipphê, vậy nó đến từ bao giờ?
Thánh sử Marcô cho ta biết: Sau khi Đức Giêsu tiên báo lần thứ hai về cuôc Khổ Nạn của Ngài, Ngài và các môn đệ trở về Carphacnaum.
“Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả” (Mc 9, 33-34)
Marcô khẳng định ý nghĩ “xem ai là người lớn nhất?” đã xuất hiện khi thầy trò trở về Carphacnaum. Trở về Carphacnaum, nghĩa là về nhà của mình, về chỗ riêng tư của mình, hoàn toàn không bị ai quấy rầy, muốn nói, muốn nghĩ gì thì nghĩ.
“Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất?”
“Ai là người lớn nhất”, vấn nạn này không chỉ xảy ra trong hàng ngũ các môn đệ, nhưng xảy ra ở mọi nơi và mọi thời. Theo bản ngã, con người muốn được 3 điều sau đây:
(1) DANH VỌNG: Thích được nổi tiếng hay được mọi người biết tới.
(2) QUYỀN BÍNH: thích được truyền lệnh, nhưng không muốn vâng lời hay làm theo ý của người khác.
(3) LỢI LỘC: Ẩn giấu đàng sau hai bản ngã trên là lòng ham muốn lợi nhuận vật chất.
Các môn đệ cũng không ra ngoài quy luật đó. Như vậy, khi Đức Giêsu khôi phục nước Israel, nếu trong các ông, ai là người lớn nhất thì đương nhiên người đó sẽ được cả 3 điều trọn vẹn nhất. Đừng tưởng các môn đệ thời xưa mới có ý nghĩ này, còn ngày nay xã hội văn minh tiến bộ, tầm nhận thức con người được nâng lên, con người sẽ không còn ý nghĩ đó. Nếu ai suy nghĩ như vậy, phải kể họ là người ngoài hành tinh. Thời nay cái tham vọng ai là người lớn nhất, sẽ mạnh hơn bao giờ hết. Ta cứ nhìn vào xã hội hôm nay, và nhìn vào luôn Giáo hội, cứ nhìn vào các vị tu hành bao nhiêu năm, xem có bao nhiêu vị đã gột bỏ ý nghĩ “Ai là người lớn nhất”? Dĩ nhiên ta không thể vơ đũa cả nắm, vì có rất nhiều người tu hành chân chính đã đạt được mức độ coi khinh thế tục, nhưng còn bao nhiêu người vẫn bị tham vọng đó chi phối.
Ta nên biết rằng: “Khoa học tiến theo đường thẳng, còn đạo đức sẽ tiến theo đường tròn”. Điều này có nghĩa, khoa học ngày hôm nay tiến bộ hơn xưa rất nhiều, nó đi theo quy luật đường thẳng, còn đạo đức hình như ngày xưa có tật xấu nào thì ngày nay nó vẫn như vậy, có khi còn tệ hơn trước. Như vậy, cái tật xấu cách đây hàng ngàn năm, bây giờ ta vẫn gặp lại, vì nó đi theo quy luật đường tròn. Sở dĩ như vậy vì những thứ đó thuộc về bản ngã, tức gắn liền với thân phận con người tội lỗi. Hiểu được như vậy, ta sẽ không thất vọng, chán nản khi sống trong xã hội hôm nay.
“Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông”
Thánh sử Marcô còn nói rõ hơn: “Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? " Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả” (Mc 9, 33-34)
Vâng cái ý nghĩ “Ai là người lớn nhất?” luôn là điều xấu, ai cũng nghĩ đến nhưng ai cũng muốn che giấu không cho người khác biết. Nó chính là động lực hoạt động ngấm ngầm chi phối mọi hoạt động của ta. Nói theo kiểu Phân tâm học, nó chính là vô thức, ẩn sâu bên trong, nhưng luôn chi phối ý thức, xui khiến con người hướng về đàng xấu. Nên khi Đức Giêsu hỏi, các môn đệ đã làm thinh.
Kinh thánh nói: “Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng”. Vâng Ngài là Thiên Chúa, Ngài thấu suốt mọi sự, Ngài biết rõ ý nghĩ thầm kín của các ông. Người ta có thể tự dối mình, dối người khác, chứ không thể lừa dối Thiên Chúa.
“Ngài liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông”, Đức Giêsu không muốn dồn các môn đệ vào chân tường để phải nói ra ý nghĩ của mình. Ngài là một nhà sư phạm đầy kinh nghiệm. Ngài biết các môn đệ còn phải dạy dỗ nhiều mới trở thành môn đệ đích thực. Đức Giêsu không hỏi nữa nhưng đã đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình. Ngài đặt em nhỏ bên cạnh mình để làm gì? Việc đặt một em nhỏ bên cạnh mang một ý nghĩ sâu xa, nếu các môn đệ đang tranh luận “ai là người lớn nhất”, thì Đức Giêsu lại đặt một người nhỏ nhất, nhỏ nhất theo mọi khía cạnh để đưa ra một giáo huấn mới. Một em bé nhỏ nhất để đối lại ý nghĩ “Ai là người lớn nhất” thì quả là sâu sắc. Ta thử tưởng tượng các môn đệ sẽ bị sốc như thế nào!
Giáo huấn của Đức Giêsu là gì? Giáo huấn đó nằm trong 2 câu sau đây:
(1) Câu thứ nhất: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”
(2) Câu thứ hai: “Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.”
Em nhỏ là người hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ. Nó đang được nuôi dưỡng, giáo dục bởi người lớn. Nó không có những gì mà người lớn đang ao ước, đó là: Danh vọng, quyền bính và lợi lộc. Như vậy, nếu có ai giúp đỡ cho nó điều gì, nó sẽ không có gì để đền đáp. Em nhỏ trong Bài Tin mừng, sẽ là đại diện cho tất cả những người nghèo, người cô thân cô thế, người bần cùng trong xã hội ở mọi thời đại, vì họ cũng chẳng có gì cho bản thân mình.
Nếu ai chấp nhận đón tiếp, ý nói giúp đỡ, những người bần cùng trong xã hội vì danh Đức Giêsu, ý muốn nói vì tình yêu thương vô vị lợi, người đó đón tiếp chính Đức Giêsu, suy tiếp luôn, người đó đón tiếp chính Thiên Chúa. Vì yêu thương vô vị lợi, người đó không cầu mong mình sẽ được đáp trả, thì chính Thiên Chúa sẽ thay mặt người bần cùng để đáp trả. Người đó đang tích lũy kho báu của mình trên trời.
Ta còn nhớ, Bài Tin mừng hôm qua, dụ ngôn Người phú hộ và Ladarô. Vì ông phú hộ không chịu giúp đỡ cho Ladarô, tức không chịu giúp đỡ cho người bần cùng, thì sau khi chết, ông trở thành người nghèo nhất, vì ông không tích lũy cho mình khi còn sống trên đời này.
Còn về ý nghĩ “Ai muốn là người lớn nhất”, theo Đức Giêsu, người đó phải tự biến mình là người nhỏ nhất phục vụ anh em. Đó mới là người lớn nhất đích thực. Ngài đang làm một cuộc cách mạng triệt để, cuộc cách mạng này sẽ làm cho mọi người trở thành anh em với nhau. Nó không giống cuộc cách mạng thế gian, người ta làm cuộc cách mạng để đánh đổ giai cấp thống trị, đánh đổ giai cấp tư bản địa chủ, nhưng khi đánh đổ giai cấp thống trị rồi, nó lại phát sinh một giai cấp thống trị khác, có khi còn nguy hiểm hơn giai cấp thống trị cũ.
________________________________
Cuối cùng Kinh thánh viết: __________ Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy.” Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
“Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy.””
Ông Gioan đã nói lên sự kiện: có người nhân danh Đức Giêsu để trừ quỷ. Như vậy, Gioan đã công nhận uy quyền của Danh Đức Giêsu, cho dù người dùng Danh này không theo Ngài. Ma quỷ không những khiếp sợ Đức Giêsu khi phải đối diện, mà ngay cả trường hợp có ai đó dùng Danh này cũng làm cho chúng khiếp sợ.
Ta còn nhớ sự kiện trong thời Giáo Hội sơ khai, hai Thánh tông đồ Phêrô và Gioan sau khi chữa cho một người què ở cửa Đẹp của Đền thờ Giêrusalem, đã bị bắt và điệu đến Hội đồng Do Thái để tra hỏi. Thánh Phêrô đã dõng dạc khẳng định: “Ngoài Người ra (ý nói về Đức Giêsu Phục sinh), không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (Tđcv 4, 12) Như vậy, Phêrô đã xác quyết: Thiên Chúa chỉ ban cho con người một Danh duy nhất, đó là Đức Giêsu, ngoài Danh đó không còn danh nào khác, và con người phải nhờ Danh đó để được cứu độ.
Nhưng vấn đề không phải tranh luận về Danh Đức Giêsu, điều mà Gioan muốn nói: người dùng danh đó không thuộc Nhóm Mười Hai, hay nói rộng hơn, đó là người không theo Đức Giêsu. Người ta không rõ Gioan nói điều này vì động cơ gì?
+ Có thể Gioan chỉ nghĩ đơn giản, nếu muốn dùng Danh Đúc Giêsu, tất nhiên người đó phải tin vào Ngài, mà tin vào Đức Giêsu nhưng không theo Ngài, đó là điều vô lý. Như vậy, hóa ra người đó đang trục lợi, đang làm tiền trên chính Danh của Thầy mình, nên ông ra sức ngăn cản.
+ Hoặc người ta cho Gioan là con người có óc bè phái. Nó cũng tượng trưng cho óc bè phái ngay trong các hội đoàn, hội dòng trong Giáo hội hôm nay. Thử hỏi có hội đoàn nào có thể làm ngơ, khi có ai không ở trong hội đoàn lại dùng danh nghĩa của hội đoàn để làm điều này điều nọ không? Chắc chắn là không. Như vậy Gioan ra sức ngăn cản người đó cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng Đức Giêsu nói gì về vấn đề này?
“Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
Đức Giêsu khuyên Gioan, chứ không phải trách mắng, “Đừng ngăn cản họ”, cứ để họ làm như vậy. Cái lý do Đức Giêsu đưa ra rất đơn giản: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
Thánh sử Marcô còn nói rõ hơn: Đức Giê-su bảo: "Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9, 39-40)
Đương nhiên người dùng Danh Giêsu sẽ không nói xấu Đức Giêsu, đó là điều rõ ràng, vì không ai nại đến danh nghĩa của một người lại đi nói xấu người đó. Nhưng vấn đề không nói xấu cũng không đồng nghĩa với việc họ đã tin vào Đức Giêsu, hai vấn đề này dường như không liên quan đến nhau. Còn lập luận thứ hai: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”, hình như Gioan cũng chưa thỏa mãn, vì trên thực tế vẫn có loại người không chống cũng không ủng hộ. Đó là những người không quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Cả hai câu này vẫn chưa làm Gioan thỏa mãn.
Vậy Đức Giêsu muốn dạy Gioan điều gì?
Đức Giêsu muốn nói rằng, Cộng đoàn những người tin Chúa, tức Giáo hội sau này, luôn là Giáo hội mở chứ không khép kín, do đó mới có tên gọi là Công giáo. Có nhiều loại người thuộc về Giáo hội này:
(1) Những tín hữu rõ ràng, tức người đã chịu phép Rửa tội, được gia nhập vào Giáo hội một cách hữu hình.
(2) Những tín hữu vô danh, tức người chưa nhận biết Chúa vì lý do khách quan, họ sống chân thành theo lương tâm mình, được kể là những người “không chống lại”, họ vẫn thuộc về Giáo hội một cách vô hình.
Như vậy câu: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”, tức chỉ những ai chống lại rõ ràng, công khai và quyết liệt mới kể là ngoài Giáo hội. Amen.
(30/09/2013) - (Lc 9, 46-50)
Thánh Giêrônimô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.
Nguyên văn Bài Tin mừng:
Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất? Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.”
Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy.” Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
_________________________________
Phân tích và Chia sẻ:
Mở đầu Bài Tin mừng Kinh thánh viết: _______ Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất? Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.”
“Một câu hỏi chợt đến với các ông”
Điều này có nghĩa cái ý nghĩ “ai là người lớn nhất?”, tự nhiên nó xuất hiện, mà trước đó không có, cái ý nghĩ đó không xảy đến với một người mà nó đến với tất cả Nhóm Mười Hai, các ông đồng loạt nghĩ đến điều này. Vậy ta thử tìm hiểu xem, hoàn cảnh nào đã khiến các ông đồng loạt có ý nghĩ như vậy?
Bài Tin mừng hôm nay nối tiếp với sự kiện Đức Giêsu tiên báo lần thứ hai cuộc khổ nạn của Ngài. “Phần anh em, hãy lắng tai nghe cho kỹ những lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời." Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bí ẩn, đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa. Nhưng các ông sợ không dám hỏi lại Người về lời ấy.” (Lc 9, 44-45)
Đức Giêsu nói rõ ràng, Ngài sẽ bị nộp vào tay người đời, phải chịu khổ hình phải đau khổ để cứu chuộc nhân loại, đây mới là Đấng Cứu Thế đích thực. Và đây là lần thứ hai Ngài nói đến điều này. Nhưng các môn đệ không hiểu những lời đó, nó hoàn toàn xa lạ, là điều bí ẩn, vì các ông đã hình thành quan niệm về Đấng Cứu Thế theo kiểu của các ông, đó là Đấng Cứu Thế uy quyền, dùng sức mạnh Thiên Chúa để giải phóng Israel khỏi ách đô hộ của Rôma. Các ông sợ không dám hỏi vì các ông không muốn đối diện với sự thật, một sự thật không thể chấp nhận. Cái lý do sâu xa khiến các ông không dám hỏi vì đàng sau quan niệm đó, là một tham vọng. Vâng, đúng vậy, khi Đức Giêsu dùng quyền năng của Thiên Chúa khôi phục Israel, Ngài sẽ là Vua, còn các ông đương nhiên phải có địa vị nào đó trong nước Israel mới. Có lẽ đây mới là động lực các ông theo Ngài. Như vậy, vấn đề còn lại bây giờ sẽ là câu hỏi: “ai sẽ là người lớn nhất?
Nhưng cái ý nghĩ “Ai là người lớn nhất?” vẫn chưa xuất hiện lúc này, vì thầy trò đang ở thành Xêdarê Philipphê, vậy nó đến từ bao giờ?
Thánh sử Marcô cho ta biết: Sau khi Đức Giêsu tiên báo lần thứ hai về cuôc Khổ Nạn của Ngài, Ngài và các môn đệ trở về Carphacnaum.
“Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả” (Mc 9, 33-34)
Marcô khẳng định ý nghĩ “xem ai là người lớn nhất?” đã xuất hiện khi thầy trò trở về Carphacnaum. Trở về Carphacnaum, nghĩa là về nhà của mình, về chỗ riêng tư của mình, hoàn toàn không bị ai quấy rầy, muốn nói, muốn nghĩ gì thì nghĩ.
“Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất?”
“Ai là người lớn nhất”, vấn nạn này không chỉ xảy ra trong hàng ngũ các môn đệ, nhưng xảy ra ở mọi nơi và mọi thời. Theo bản ngã, con người muốn được 3 điều sau đây:
(1) DANH VỌNG: Thích được nổi tiếng hay được mọi người biết tới.
(2) QUYỀN BÍNH: thích được truyền lệnh, nhưng không muốn vâng lời hay làm theo ý của người khác.
(3) LỢI LỘC: Ẩn giấu đàng sau hai bản ngã trên là lòng ham muốn lợi nhuận vật chất.
Các môn đệ cũng không ra ngoài quy luật đó. Như vậy, khi Đức Giêsu khôi phục nước Israel, nếu trong các ông, ai là người lớn nhất thì đương nhiên người đó sẽ được cả 3 điều trọn vẹn nhất. Đừng tưởng các môn đệ thời xưa mới có ý nghĩ này, còn ngày nay xã hội văn minh tiến bộ, tầm nhận thức con người được nâng lên, con người sẽ không còn ý nghĩ đó. Nếu ai suy nghĩ như vậy, phải kể họ là người ngoài hành tinh. Thời nay cái tham vọng ai là người lớn nhất, sẽ mạnh hơn bao giờ hết. Ta cứ nhìn vào xã hội hôm nay, và nhìn vào luôn Giáo hội, cứ nhìn vào các vị tu hành bao nhiêu năm, xem có bao nhiêu vị đã gột bỏ ý nghĩ “Ai là người lớn nhất”? Dĩ nhiên ta không thể vơ đũa cả nắm, vì có rất nhiều người tu hành chân chính đã đạt được mức độ coi khinh thế tục, nhưng còn bao nhiêu người vẫn bị tham vọng đó chi phối.
Ta nên biết rằng: “Khoa học tiến theo đường thẳng, còn đạo đức sẽ tiến theo đường tròn”. Điều này có nghĩa, khoa học ngày hôm nay tiến bộ hơn xưa rất nhiều, nó đi theo quy luật đường thẳng, còn đạo đức hình như ngày xưa có tật xấu nào thì ngày nay nó vẫn như vậy, có khi còn tệ hơn trước. Như vậy, cái tật xấu cách đây hàng ngàn năm, bây giờ ta vẫn gặp lại, vì nó đi theo quy luật đường tròn. Sở dĩ như vậy vì những thứ đó thuộc về bản ngã, tức gắn liền với thân phận con người tội lỗi. Hiểu được như vậy, ta sẽ không thất vọng, chán nản khi sống trong xã hội hôm nay.
“Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông”
Thánh sử Marcô còn nói rõ hơn: “Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? " Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả” (Mc 9, 33-34)
Vâng cái ý nghĩ “Ai là người lớn nhất?” luôn là điều xấu, ai cũng nghĩ đến nhưng ai cũng muốn che giấu không cho người khác biết. Nó chính là động lực hoạt động ngấm ngầm chi phối mọi hoạt động của ta. Nói theo kiểu Phân tâm học, nó chính là vô thức, ẩn sâu bên trong, nhưng luôn chi phối ý thức, xui khiến con người hướng về đàng xấu. Nên khi Đức Giêsu hỏi, các môn đệ đã làm thinh.
Kinh thánh nói: “Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng”. Vâng Ngài là Thiên Chúa, Ngài thấu suốt mọi sự, Ngài biết rõ ý nghĩ thầm kín của các ông. Người ta có thể tự dối mình, dối người khác, chứ không thể lừa dối Thiên Chúa.
“Ngài liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông”, Đức Giêsu không muốn dồn các môn đệ vào chân tường để phải nói ra ý nghĩ của mình. Ngài là một nhà sư phạm đầy kinh nghiệm. Ngài biết các môn đệ còn phải dạy dỗ nhiều mới trở thành môn đệ đích thực. Đức Giêsu không hỏi nữa nhưng đã đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình. Ngài đặt em nhỏ bên cạnh mình để làm gì? Việc đặt một em nhỏ bên cạnh mang một ý nghĩ sâu xa, nếu các môn đệ đang tranh luận “ai là người lớn nhất”, thì Đức Giêsu lại đặt một người nhỏ nhất, nhỏ nhất theo mọi khía cạnh để đưa ra một giáo huấn mới. Một em bé nhỏ nhất để đối lại ý nghĩ “Ai là người lớn nhất” thì quả là sâu sắc. Ta thử tưởng tượng các môn đệ sẽ bị sốc như thế nào!
Giáo huấn của Đức Giêsu là gì? Giáo huấn đó nằm trong 2 câu sau đây:
(1) Câu thứ nhất: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”
(2) Câu thứ hai: “Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.”
Em nhỏ là người hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ. Nó đang được nuôi dưỡng, giáo dục bởi người lớn. Nó không có những gì mà người lớn đang ao ước, đó là: Danh vọng, quyền bính và lợi lộc. Như vậy, nếu có ai giúp đỡ cho nó điều gì, nó sẽ không có gì để đền đáp. Em nhỏ trong Bài Tin mừng, sẽ là đại diện cho tất cả những người nghèo, người cô thân cô thế, người bần cùng trong xã hội ở mọi thời đại, vì họ cũng chẳng có gì cho bản thân mình.
Nếu ai chấp nhận đón tiếp, ý nói giúp đỡ, những người bần cùng trong xã hội vì danh Đức Giêsu, ý muốn nói vì tình yêu thương vô vị lợi, người đó đón tiếp chính Đức Giêsu, suy tiếp luôn, người đó đón tiếp chính Thiên Chúa. Vì yêu thương vô vị lợi, người đó không cầu mong mình sẽ được đáp trả, thì chính Thiên Chúa sẽ thay mặt người bần cùng để đáp trả. Người đó đang tích lũy kho báu của mình trên trời.
Ta còn nhớ, Bài Tin mừng hôm qua, dụ ngôn Người phú hộ và Ladarô. Vì ông phú hộ không chịu giúp đỡ cho Ladarô, tức không chịu giúp đỡ cho người bần cùng, thì sau khi chết, ông trở thành người nghèo nhất, vì ông không tích lũy cho mình khi còn sống trên đời này.
Còn về ý nghĩ “Ai muốn là người lớn nhất”, theo Đức Giêsu, người đó phải tự biến mình là người nhỏ nhất phục vụ anh em. Đó mới là người lớn nhất đích thực. Ngài đang làm một cuộc cách mạng triệt để, cuộc cách mạng này sẽ làm cho mọi người trở thành anh em với nhau. Nó không giống cuộc cách mạng thế gian, người ta làm cuộc cách mạng để đánh đổ giai cấp thống trị, đánh đổ giai cấp tư bản địa chủ, nhưng khi đánh đổ giai cấp thống trị rồi, nó lại phát sinh một giai cấp thống trị khác, có khi còn nguy hiểm hơn giai cấp thống trị cũ.
________________________________
Cuối cùng Kinh thánh viết: __________ Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy.” Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
“Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy.””
Ông Gioan đã nói lên sự kiện: có người nhân danh Đức Giêsu để trừ quỷ. Như vậy, Gioan đã công nhận uy quyền của Danh Đức Giêsu, cho dù người dùng Danh này không theo Ngài. Ma quỷ không những khiếp sợ Đức Giêsu khi phải đối diện, mà ngay cả trường hợp có ai đó dùng Danh này cũng làm cho chúng khiếp sợ.
Ta còn nhớ sự kiện trong thời Giáo Hội sơ khai, hai Thánh tông đồ Phêrô và Gioan sau khi chữa cho một người què ở cửa Đẹp của Đền thờ Giêrusalem, đã bị bắt và điệu đến Hội đồng Do Thái để tra hỏi. Thánh Phêrô đã dõng dạc khẳng định: “Ngoài Người ra (ý nói về Đức Giêsu Phục sinh), không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (Tđcv 4, 12) Như vậy, Phêrô đã xác quyết: Thiên Chúa chỉ ban cho con người một Danh duy nhất, đó là Đức Giêsu, ngoài Danh đó không còn danh nào khác, và con người phải nhờ Danh đó để được cứu độ.
Nhưng vấn đề không phải tranh luận về Danh Đức Giêsu, điều mà Gioan muốn nói: người dùng danh đó không thuộc Nhóm Mười Hai, hay nói rộng hơn, đó là người không theo Đức Giêsu. Người ta không rõ Gioan nói điều này vì động cơ gì?
+ Có thể Gioan chỉ nghĩ đơn giản, nếu muốn dùng Danh Đúc Giêsu, tất nhiên người đó phải tin vào Ngài, mà tin vào Đức Giêsu nhưng không theo Ngài, đó là điều vô lý. Như vậy, hóa ra người đó đang trục lợi, đang làm tiền trên chính Danh của Thầy mình, nên ông ra sức ngăn cản.
+ Hoặc người ta cho Gioan là con người có óc bè phái. Nó cũng tượng trưng cho óc bè phái ngay trong các hội đoàn, hội dòng trong Giáo hội hôm nay. Thử hỏi có hội đoàn nào có thể làm ngơ, khi có ai không ở trong hội đoàn lại dùng danh nghĩa của hội đoàn để làm điều này điều nọ không? Chắc chắn là không. Như vậy Gioan ra sức ngăn cản người đó cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng Đức Giêsu nói gì về vấn đề này?
“Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
Đức Giêsu khuyên Gioan, chứ không phải trách mắng, “Đừng ngăn cản họ”, cứ để họ làm như vậy. Cái lý do Đức Giêsu đưa ra rất đơn giản: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!”
Thánh sử Marcô còn nói rõ hơn: Đức Giê-su bảo: "Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9, 39-40)
Đương nhiên người dùng Danh Giêsu sẽ không nói xấu Đức Giêsu, đó là điều rõ ràng, vì không ai nại đến danh nghĩa của một người lại đi nói xấu người đó. Nhưng vấn đề không nói xấu cũng không đồng nghĩa với việc họ đã tin vào Đức Giêsu, hai vấn đề này dường như không liên quan đến nhau. Còn lập luận thứ hai: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”, hình như Gioan cũng chưa thỏa mãn, vì trên thực tế vẫn có loại người không chống cũng không ủng hộ. Đó là những người không quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Cả hai câu này vẫn chưa làm Gioan thỏa mãn.
Vậy Đức Giêsu muốn dạy Gioan điều gì?
Đức Giêsu muốn nói rằng, Cộng đoàn những người tin Chúa, tức Giáo hội sau này, luôn là Giáo hội mở chứ không khép kín, do đó mới có tên gọi là Công giáo. Có nhiều loại người thuộc về Giáo hội này:
(1) Những tín hữu rõ ràng, tức người đã chịu phép Rửa tội, được gia nhập vào Giáo hội một cách hữu hình.
(2) Những tín hữu vô danh, tức người chưa nhận biết Chúa vì lý do khách quan, họ sống chân thành theo lương tâm mình, được kể là những người “không chống lại”, họ vẫn thuộc về Giáo hội một cách vô hình.
Như vậy câu: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”, tức chỉ những ai chống lại rõ ràng, công khai và quyết liệt mới kể là ngoài Giáo hội. Amen.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét