Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015


Bửa cơm gia đình là nơi gắn kết yêu thương, nơi hội tụ của các thành viên trong một gia đình, thế nhưng ngày nay do điều kiện xã hội nên tâm lý con người cũng thay đổi. Áp lực công việc lớn, công ăn việc làm ngày càng trở nên khó khăn, trong khi nhu cầu cuộc sống, nhu cầu cá nhân ngày càng cao buộc con người phải lao vào kiếm sống khiến sự quan tâm tới các thành viên trong gia đình trở nên hạn hẹp. vì thế, bửa cơm gia đình ngày càng ít dần, ít dần. Chung quan điểm này, PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, chuyên gia Xã hội học cũng cho rằng, trong những năm gần đây chức năng chăm sóc, giáo dục trong gia đình đang suy giảm đến mức đáng báo động. Trong bối cảnh đó càng đòi hỏi con người cần phải quay về các giá trị nhân văn, nguồn cội. Những giá trị nhân văn không thể thay thế được thể hiện qua những giá trị đạo đức rất đáng trân trọng như lòng chung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, lòng yêu thương, hy sinh cho con cái, sự quý trọng, hiếu nghĩa của con cháu với cha mẹ, ông bà...

Khi ngồi nhìn lại tình yêu thương và các thành viên trong gia đình ngày nay từ từ mất dần, có những người con mê chơi, thích tự do nên không chấp nhận được lời nhắc nhở của cha mẹ, không thích ngồi ăn chung với gia đình, cũng có những người làm cha mẹ lại quá lo cho công việc, không còn giờ chăm chút cho bửa cơm gia đình. Cơm hộp cơm quán mặc ai nấy mua ăn.

Bữa cơm gia đình tưởng như nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng lại chính là nơi gắn kết các thành viên, là nơi giữ “lửa” hạnh phúc. Ông cha ta thường nói, để biết gia đình đó có hạnh phúc không thì hãy nhìn vào căn bếp. Bởi vì bữa cơm gia đình tuy không có nhiều món ăn cầu kỳ đắt tiền, nhưng thường người nấu ăn, trước hết là người vợ, người mẹ luôn quan tâm đến sở thích của chồng con. Đó chính là biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên gia đình.

Một câu chuyện buồn nhưng cảm động về tình cha con vô điều kiện và những thước phim về bữa cơm gia đình khiến người xem thổn thức.

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/tinh-cha-con-qua-doan-phim-ve-bua-com-doan-tu-3136946.html

Câu chuyện bửa cơm của thầy trò Giê-su dưới đây là một câu chuyện của tình yêu, ăn không những để sống những ăn để sống đời đời. Bửa ăn do chính những con người trong cuộc chuẩn bị, dọn bửa, những đây không phải là bửa ăn bình thường mà là bửa tiệc mừng Lễ Vượt qua. Trong chính bửa tiệc Chúa Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể, Bí tích của tình yêu.

Điều đó mời gọi chúng ta suy niệm về việc thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc cuối cùng. Việc thiết lập này diễn ra trong bối cảnh một bữa tiệc nghi lễ, tưởng niệm biến cố đặt nền tảng cho dân Israel là cuộc giải thoát khỏi ách nộ lệ bên Ai Cập. Bữa tiệc nghi lễ được liên kết với việc sát tế các con chiên (x. Xh 12,1-28.43-51) là kỷ niệm về quá khứ, nhưng đồng thời là kỷ niệm mang tính tiên tri, là sự loan báo về một cuộc giải phóng trong tương lai. Thật vậy, dân chúng biết rõ rằng cuộc giải phóng đó chưa phải là cuộc giải phóng cuối cùng, vì lịch sử của họ còn mang đầy dấu chứng nô lệ và tội lỗi. Kỷ niệm về cuộc giải phóng trong quá khứ dẫn đến việc khẩn cầu và chờ đợi một ơn cứu độ sâu xa hơn, thật cơ bản, phổ quát và tối hậu. Chính trong bối cảnh này mà Chúa Giêsu đưa vào tính chất mới mẻ của ân huệ Người. Trong lời kinh cảm tạ Berakah, Người tạ ơn Thiên Chúa không những vì các biến cố vĩ đại của quá khứ, nhưng còn vì việc Người được “tôn vinh”. Khi thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu thể hiện trước hy tế thập giá và chiến thắng phục sinh. Đồng thời Người minh chứng mình là con chiên đích thực chịu sát tế, được nhìn thấy trước trong kế hoạch của Chúa Cha ngay từ ban đầu khi sáng tạo vũ trụ, như lá thư thứ nhất của thánh Phêrô đã viết (x. 1,18-20). Khi đưa hy lễ của Người vào trong bối cảnh này, Chúa Giêsu loan báo ý nghĩa cứu độ của cái chết và sự phục sinh của Người, mầu nhiệm trở thành sự canh tân lịch sử và toàn thể vũ trụ. Việc thiết lập Bí tích Thánh Thể cho thấy cái chết của Người, dù khủng khiếp và phi lý, đã trở thành trong Chúa Giêsu một hành vi yêu thương cao vời, và đối với nhân loại là cuộc giải phóng hoàn toàn khỏi sự dữ.

Mỗi khi được đi dự Thánh lễ là ta tham dự vào bửa tiệc Thánh Thể. ta lãnh nhận chính tình yêu của Chúa, tình yêu của anh chị em cũng chia sẻ với nhau chung một niềm tin. Trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa ta hãy cầu nguyện có những người vì lý do nào đó không còn quy tụ với cộng đoàn phục vụ trong bửa tiệc Thánh.

Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình ngày nay biết dành thời giờ chia sẻ với nhau của ăn nuôi dưỡng thân xác và đến với nhau qua bửa tiệc Thánh.
Chúa Nhật 10 Thường Niên (năm B). LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Lời Chúa: 
 Mc 14,12-16.22-26
Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?" Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: "Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: 'Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?' Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó". Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.
Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa". Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét