Phân tích và Chia sẻ - Lời Chúa Thứ Hai Tuần XIV Thường Niên Năm Lẻ (08/07/29013) - (Mt:9,18-26)
Nguyên văn Bài Tin mừng:
Người còn đang nói với họ như thế, thì bỗng một vị thủ lãnh đến gần bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống.” Đức Giê-su đứng dậy đi theo ông ấy, và các môn đệ cũng đi với Người.
Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người, vì bà nghĩ bụng: “Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu!” Đức Giê-su quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
Đức Giê-su đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: “Lui ra! Con bé có chết đâu, nó đang ngủ đấy!” Nhưng họ chế nhạo Người. Khi đám đông bị đuổi ra rồi, thì Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy. và tin ấy đồn ra khắp cả vùng.
____________________________
Phân tích và Chia sẻ.
Ta thấy cả 3 Thánh sử Matthêu, Marcô, Luca đều tường thuật cùng sự kiện: Chúa chữa bệnh cho người đàn bà bị bệnh băng huyết được khỏi và cho con gái của ông thủ lãnh sống lại (Mt 9, 18-26), (Mc 5, 21-43), Lc (8:40 -56). Nhưng khi so sánh các bản văn Tin mừng, ta thấy giữa các Thánh sử có sự khác biệt rất lớn. Các sự khác biệt đó là:
(1) Về người cha:
(*) Ở Thánh sử Mattheu chỉ nói ông là một vị thủ lãnh, không xác định rõ người nào. (*) Trong khi ở Thánh sử Marcô và Luca nói rõ: đó là ông Trưởng hội đường, tên là Gia-ia. Đây là sự khác biệt đầu tiên, nhưng nó cũng không lớn lắm, do đó ta không cần lưu ý.
(2) Tình trạng đứa con gái của ông Trưởng hội đường:
(*) Ở Thánh sử Mattheu xác định rõ: con gái của ông Trưởng hội đường đã chết khi ông tới gặp Đức Giêsu. Do đó, khi Đức Giêsu còn đang nói với người đàn bà bị băng huyết, không có sự kiện có người nhà ông chạy đến và nói: "Con gái ông chết rồi, đừng làm phiền Thầy nữa!" như ở 2 Thánh sử còn lại.
(*) Ở Thánh sử Marcô và Luca: Xác định con gái của ông Trưởng hội đường trong tình trạng gần chết (tức chưa chết) khi ông tới gặp Đức Giêsu. Lúc Đức Giêsu còn đang nói với người đàn bà bị băng huyết, con gái ông đã mất trước đó, như vậy mới có sự kiện: người nhà chạy đến thưa với ông: "Con gái ông chết rồi, đừng làm phiền Thầy nữa!".
Như vậy có sự khác biệt rất lớn về cô con gái trong 3 Thánh sử, và kéo theo có hoặc không có chi tiết người nhà đến báo. Nhưng cả 3 Thánh sử giống nhau ở điểm: Khi Đức Giêsu đến nhà ông Trưởng hội đường thì con gái của ông đã chết, để khẳng định quyền năng của Đức Giêsu khi cho con gái ông sống lại.
Ở 2 Thánh sử Marcô và luca: cô gái trong tình trạng gần chết, tức còn khả năng cứu sống. Nhưng có lẽ người cha cũng gần như tuyệt vọng, vì ông đã không quản ngại mời thầy thuốc giỏi nhất vùng đến chữa, nhưng những người này đã bất lực.
Còn ở Thánh sử Mattheu thì khẳng định: con gái ông đã chết, để cho thấy quyền năng của Đức Giêsu sắp được thể hiện.
(3) Về người đàn bà bị băng huyết:
(*) Ở hai Thánh sử Marcô và Luca có nêu lên sự kiện: Khi người đàn bà bị băng huyết sờ vào áo Đức Giêsu, tức khắc máu được cầm lại, ngay lúc đó bà cảm thấy trong người được khỏi bệnh. Đức Giêsu biết có một năng lực từ mình phát ra, nên đã quay lại đám đông và hỏi: "Ai đã sờ vào áo tôi? "
(*) Ở Thánh sử Mattheu: Khi người đàn bà sờ vào áo Đức Giêsu, Ngài quay lai thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
Như vậy có sự khác biệt rất lớn về thời điểm người đàn bà bị băng huyết khỏi bệnh. Ở Thánh sử Marcô và Luca dường như muốn nhấn mạnh đến niềm tin của người đàn bà này, chỉ nguyên niềm tin thôi cũng đã làm cho bà được khỏi bệnh, tức chưa cần có hành động của Đức Giêsu. - Ở Thánh sử Mattheu, mặc dù cũng đề cao lòng tin, nhưng Mattheu muốn nhấn mạnh đến hành động của Đức Giêsu, tức Ngài chữa bệnh nhờ có sự cộng tác của bà, tức do bà đã tin mãnh liệt vào Ngài.
Như ta đã từng đề cập, mặc dù cùng sự linh hứng từ Chúa Thánh Thần, nhưng khi viết Kinh thánh, các Thánh sử vẫn thể hiện cá tính riêng của mình, quan điểm của mình, không ai giống ai. Như vậy, cùng một sự kiện có thể có sự khác biệt về hình thức, khác biệt về cách diễn tả và dẫn đến khác biệt về ý nghĩa. Điều này chứng tỏ: không có sự toa rập giữa các Thánh sử khi viết Kinh thánh, nó đánh đổ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của những người có ác ý. Họ cho rằng Kinh thánh không có giá trị do có sự toa rập giữa các Thánh sử với nhau.
Vì Giáo hội đã chọn Bài Tin mừng theo Thánh Mattheu làm Bài Phúc âm ngày hôm nay, do đó ta sẽ phân tích trên Bài Tin mừng của Thánh Matttheu.
______________________________
Mở đầu Bài Tin mừng Kinh thánh viết: ______ Người còn đang nói với họ như thế, thì bỗng một vị thủ lãnh đến gần bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống.” Đức Giê-su đứng dậy đi theo ông ấy, và các môn đệ cũng đi với Người.
Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối Bài Tin mừng Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên Năm Lẻ, thuật lại chuyện các môn đệ của Gioan đến cật vấn Đức Giêsu: Tại sao môn đệ của Ngài không ăn chay? Như vậy câu "Người còn đang nói với họ", tức Đức Giêsu đang nói với các môn đệ Gioan Tảy Giả.
Con gái vị thủ lãnh đã chết, nhưng ông vẫn còn tìm đến Đức Giêsu để cứu con gái mình, chứng tỏ ông tin mãnh liệt Đức Giêsu có quyền năng trên kẻ chết. Có lẽ ông đã được người nào đó mách bảo, do đó ông quản ngại bất kỳ điều gì, mặc dù địa vị của ông không phải nhỏ, ông vẫn sẵn sàng bái lạy Đức Giêsu. Ông khẩn khoản xin Ngài đến đặt tay lên nó và ông tin nó sẽ sống lại.
Ta đang thắc mắc: Tại sao ông lại xin Đức Giêsu đặt tay lên nó? Ông có biết rằng: việc đặt tay lên người chết sẽ làm cho người đặt tay ra ô uế không? Tại sao ông không xin Đức Giêsu phán một lời để cho con ông được sống lại, tránh sự ô uế cho Đức Giêsu?
Ông tin Đức Giêsu có thể cho con ông được hoàn sinh. Ông mời Ngài đến nhà mình chỉ để làm một chuyện là đặt bàn tay. Đặt bàn tay trên một xác chết còn ấm để làm cho nó sống lại. Như thế ông tin vào uy quyền của Đức Giêsu, thể hiện qua bàn tay. Chắc ông còn nhớ chuyện tiên tri Êlisê đặt tay trên tay đứa bé, trong lúc cầu khẩn với Đức Chúa để làm cho nó sống lại (Xem Sách Các vua II 4, 32-37). Như vậy, việc ông xin Đức Giêsu đặt tay trên con ông là điều hợp lý. Còn chuyện ô uế hay không ô uế nó chẳng là gì trong lúc này nữa.
Đức Giêsu đã đứng dậy ngay đi theo ông, vì Ngài hiểu được nỗi đau của người cha khi mất con nó như thế nào, đó là niềm đau mà không có gì có thể bù đắp được. Người cha có thể đánh đổi tất cả miễn là con mình được sống.
_____________________________
Kinh thánh viết tiếp: _______ Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người, vì bà nghĩ bụng: “Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu!” Đức Giê-su quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
Đây là sự kiện thứ hai xảy ra lồng trong sự kiện thứ nhất. Người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm, chắc bà cũng tốn rất nhiều tiền cho bệnh này có khi đã đi đến khánh kiệt. Bà không còn hy vọng gì nữa, giờ đây bà tận mắt thấy Đức Giêsu với đám đông đi ngang qua, có lẽ đây là cơ hội ngàn năm có một mà bà phải tận dụng.
Ta có thể tìm hiểu đôi chút về bệnh băng huyết theo sự giải thích của y học hiện nay. Băng huyết là chứng chảy máu tử cung hoặc chảy máu tại đường sinh dục nữ một cách bất thường, đặc biệt khi việc chảy máu xảy ra vào giai đoạn giữa của chu kỳ kinh nguyệt, tức là chảy máu ở bộ phận sinh dục không xảy ra vào thời điểm của ngày chảy máu kinh. Bệnh này rất nguy hiểm vì nó sẽ dẫn đến sự thiếu máu trầm trọng. Như vậy, nếu đã bị bệnh mười hai năm, ta có thể hiểu bà đau đớn và khổ sở như thế nào.
Niềm tin của bà mạnh đến nỗi, bà nghĩ chỉ cần sờ áo Đức Giêsu cũng làm cho mình khỏi bệnh. Vâng, sự kiện trước, người cha xin Đức Giêsu đặt tay lên con gái mình để cứu sống nó, thì sự kiện thứ hai, cũng là bàn tay, nhưng là bàn tay của bà sờ vào áo Đức Giêsu.
Ta thắc mắc: tại sao bà không đi đến trước mặt Đức Giêsu để xin Ngài cứu mình mà lại sờ vào áo Ngài? Có lẽ một phần bà cũng tế nhị, vì một khi bị băng huyết như vậy, bà đã bị liệt vào hạng ô uế. Như sách Lêvi đã viết: Khi một người đàn bà bị rong huyết trong vòng nhiều ngày, ngoài thời kỳ kinh nguyệt, hoặc rong huyết quá thời kỳ kinh nguyệt, thì sự ô uế sẽ kéo dài suốt thời gian bị rong huyết; nó sẽ ra ô uế như trong thời gian có kinh (Lv 15, 25). Như vậy, bà không muốn xuất hiện trước mặt Đức Giêsu. Nhưng đó chỉ là lý do phụ, thật ra vì niềm tin của bà quá mạnh, mạnh đến nỗi khi bà chạm vào áo Đức Giêsu từ phía sau, tức khắc có cái gì đó tác động buộc Đức Giêsu phải quay lại. Đức Giêsu nói với bà: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
Đức Giêsu nói với bà: chính niềm tin của bà đã cứu bà. Đến đây ta lại nhớ đến câu nói của Thánh Augustinô: "Chúa dựng nên con không cần có con, nhưng Chúa không thể thánh hóa con nếu không có sự cộng tác của con". Như vậy, chính niềm tin của bà đã cộng tác với ơn thánh làm cho bà được khỏi bệnh. Nếu bà không có niềm tin, thì theo Thánh Augustinô, bà sẽ không khỏi, vì không có điều kiện cần và đủ để Đức Giêsu ra tay hành động.
Đến đây kết thúc sự kiện thứ hai, ta trở về lại sự kiện thứ nhất.
______________________________
Cuối cùng Kinh thánh viết: _______ Đức Giê-su đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: “Lui ra! Con bé có chết đâu, nó đang ngủ đấy!” Nhưng họ chế nhạo Người. Khi đám đông bị đuổi ra rồi, thì Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy. và tin ấy đồn ra khắp cả vùng.
Khi Đức Giêsu đến nhà viên thủ lĩnh thì thấy mọi người đang tất bật, có lẽ hơi bị rối. Điều đó cũng dễ hiểu, vì một khi trong nhà có người qua đời, tất có nhiều chuyện phải làm phục vụ cho việc tang chế. Nhưng ta thấy có điều lạ: Tại sao Đức Giêsu lại nói: “Lui ra! Con bé có chết đâu, nó đang ngủ đấy!”, chính vì câu nói này làm cho nhiều người có mặt chế nhạo Ngài?
Đức Giêsu nói: con bé đang ngủ là điều hợp lý, vì như ta biết, ngày nay người ta đã chứng minh được: có hai cái chết đối với một người. Đó là chết thể lý và chết vật lý
(1) Chết thể lý: Đó là tình trạng tim ngừng đập, tức máu không còn lưu thông. Trong tình trạng này, não chưa chết, tức vẫn hoạt động nhờ lượng máu còn ở đó. Như vậy, nếu có can thiệp kịp thời, ví dụ nhồi tim cho hoạt động trờ lại, vẫn có thể hồi phục được người chết. Ta từng được nghe nói về chuyện một người đã chết, tự nhiên được sống lại, nó nằm trong trường hợp này. Chính vì vậy, khi một người tắt thở, người ta phải để qua 24 giờ mới được niệm.
(2) Chết vật lý: Đây là tình trạng chết não, tức chết thật sự.
Rất có thể cô bé này đang chết thể lý, do đó Đức Giêsu mới nói: nó đang ngủ. Và cho dù có chết thật đi nữa, tức chết vật lý, Đức Giêsu nói: nó đang ngủ, cũng hợp lý, vì đối với niềm tin Kitô giáo, chết không phải là hết, nhưng là lúc ta bước vào đời sống mới, thân xác nằm bất động nơi đây y như một giấc ngủ, còn hồn mới thoát ra vương vấn chưa đi xa, Đức Giêsu sẽ đưa hồn trở lại vào thân xác, y như ta nằm ngủ và đang mơ một giấc mơ, đưa ta đến một nơi xa lạ.
Đức Giêsu cầm tay cô bé, nó liền trỗi dậy. Nếu người cha xin Đức Giêsu đặt tay trên cô bé đề làm cho nó hồi sinh, nhưng Ngài không đặt tay mà là cầm tay như hai người bạn.
Một lần nữa, dân chúng lại được chứng kiến một phép lạ, vượt quá sự kinh ngạc. Chỉ một ít phút trước đây họ đã chế nhạo Đức Giêsu, còn bây giờ họ chỉ biết reo hò trước quyền năng của Thiên Chúa. Họ quá vui mừng, không thể im lặng được, họ phải nói ra và như thế chuyện cô bé được Đức Giêsu cho sống lại lan truyền khắp vùng. Đứng trước quyền năng của Thiên Chúa, con người chỉ biết thán phục, nếu họ không lên tiếng thì hòn đất sẽ lên tiếng, không thể im lặng nữa. Người vui mừng nhất, không ai khác hơn người cha của cô bé, nhưng có lẽ người vui mừng nhất phải là Đức Giêsu, vì chính Ngài đã đem đến cho con người niềm hoan lạc và hạnh phúc.
_____________________________
Lạy Chúa, ngày hôm nay, Chúa đã thực hiện hai phép lạ: chữa bệnh băng huyết cho người đàn bà và cho con gái viên thủ lãnh được sống lại. Chúa đòi hỏi con người phải có niềm tin vào Chúa. Con người của chúng con, cũng đang mang trong mình nhiều thứ bệnh, bệnh về thể xác, bệnh về linh hồn. Xin Chúa ban thêm niềm tin nơi chúng con, để chúng con luôn biết đặt trọn niềm tin vào Chúa và để Chúa chữa lành các bệnh tật nơi chúng con.
Lạy Chúa, xin nhìn đến biết bao phận đời đen tối đang sống trong tuyệt vọng của bệnh tật kéo dài, của sự ác hoành hành, của cô đơn và bạo hành. Xin Chúa củng cố đức tin nơi họ bằng những ơn chữa lành phần hồn và phần xác. Xin cho chúng con cũng luôn nhận ra tình thương của Chúa vẫn đang che phủ cuộc đời chúng con, để dù cuộc đời có lắm khổ đau, và dù đường đời có lắm gian truân chúng con vẫn tin rằng Chúa hằng ở bên chúng con.
Lạy Chúa, xin ban lòng tin cho chúng con, để nhờ đó chúng con vượt thắng những nghi nan trên giòng đời. Xin củng cố đức tin còn yếu kém, để chúng con đặt trọn niềm tin vào quyền năng của Chúa. Xin giúp chúng con biết đặt trọn niềm phó thác cậy trông vào Chúa, để chúng con luôn an vui sống trong sự quan phòng của Chúa. Amen. — với Phuong Vu và 99 người khác.
Nguyên văn Bài Tin mừng:
Người còn đang nói với họ như thế, thì bỗng một vị thủ lãnh đến gần bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống.” Đức Giê-su đứng dậy đi theo ông ấy, và các môn đệ cũng đi với Người.
Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người, vì bà nghĩ bụng: “Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu!” Đức Giê-su quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
Đức Giê-su đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: “Lui ra! Con bé có chết đâu, nó đang ngủ đấy!” Nhưng họ chế nhạo Người. Khi đám đông bị đuổi ra rồi, thì Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy. và tin ấy đồn ra khắp cả vùng.
____________________________
Phân tích và Chia sẻ.
Ta thấy cả 3 Thánh sử Matthêu, Marcô, Luca đều tường thuật cùng sự kiện: Chúa chữa bệnh cho người đàn bà bị bệnh băng huyết được khỏi và cho con gái của ông thủ lãnh sống lại (Mt 9, 18-26), (Mc 5, 21-43), Lc (8:40 -56). Nhưng khi so sánh các bản văn Tin mừng, ta thấy giữa các Thánh sử có sự khác biệt rất lớn. Các sự khác biệt đó là:
(1) Về người cha:
(*) Ở Thánh sử Mattheu chỉ nói ông là một vị thủ lãnh, không xác định rõ người nào. (*) Trong khi ở Thánh sử Marcô và Luca nói rõ: đó là ông Trưởng hội đường, tên là Gia-ia. Đây là sự khác biệt đầu tiên, nhưng nó cũng không lớn lắm, do đó ta không cần lưu ý.
(2) Tình trạng đứa con gái của ông Trưởng hội đường:
(*) Ở Thánh sử Mattheu xác định rõ: con gái của ông Trưởng hội đường đã chết khi ông tới gặp Đức Giêsu. Do đó, khi Đức Giêsu còn đang nói với người đàn bà bị băng huyết, không có sự kiện có người nhà ông chạy đến và nói: "Con gái ông chết rồi, đừng làm phiền Thầy nữa!" như ở 2 Thánh sử còn lại.
(*) Ở Thánh sử Marcô và Luca: Xác định con gái của ông Trưởng hội đường trong tình trạng gần chết (tức chưa chết) khi ông tới gặp Đức Giêsu. Lúc Đức Giêsu còn đang nói với người đàn bà bị băng huyết, con gái ông đã mất trước đó, như vậy mới có sự kiện: người nhà chạy đến thưa với ông: "Con gái ông chết rồi, đừng làm phiền Thầy nữa!".
Như vậy có sự khác biệt rất lớn về cô con gái trong 3 Thánh sử, và kéo theo có hoặc không có chi tiết người nhà đến báo. Nhưng cả 3 Thánh sử giống nhau ở điểm: Khi Đức Giêsu đến nhà ông Trưởng hội đường thì con gái của ông đã chết, để khẳng định quyền năng của Đức Giêsu khi cho con gái ông sống lại.
Ở 2 Thánh sử Marcô và luca: cô gái trong tình trạng gần chết, tức còn khả năng cứu sống. Nhưng có lẽ người cha cũng gần như tuyệt vọng, vì ông đã không quản ngại mời thầy thuốc giỏi nhất vùng đến chữa, nhưng những người này đã bất lực.
Còn ở Thánh sử Mattheu thì khẳng định: con gái ông đã chết, để cho thấy quyền năng của Đức Giêsu sắp được thể hiện.
(3) Về người đàn bà bị băng huyết:
(*) Ở hai Thánh sử Marcô và Luca có nêu lên sự kiện: Khi người đàn bà bị băng huyết sờ vào áo Đức Giêsu, tức khắc máu được cầm lại, ngay lúc đó bà cảm thấy trong người được khỏi bệnh. Đức Giêsu biết có một năng lực từ mình phát ra, nên đã quay lại đám đông và hỏi: "Ai đã sờ vào áo tôi? "
(*) Ở Thánh sử Mattheu: Khi người đàn bà sờ vào áo Đức Giêsu, Ngài quay lai thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
Như vậy có sự khác biệt rất lớn về thời điểm người đàn bà bị băng huyết khỏi bệnh. Ở Thánh sử Marcô và Luca dường như muốn nhấn mạnh đến niềm tin của người đàn bà này, chỉ nguyên niềm tin thôi cũng đã làm cho bà được khỏi bệnh, tức chưa cần có hành động của Đức Giêsu. - Ở Thánh sử Mattheu, mặc dù cũng đề cao lòng tin, nhưng Mattheu muốn nhấn mạnh đến hành động của Đức Giêsu, tức Ngài chữa bệnh nhờ có sự cộng tác của bà, tức do bà đã tin mãnh liệt vào Ngài.
Như ta đã từng đề cập, mặc dù cùng sự linh hứng từ Chúa Thánh Thần, nhưng khi viết Kinh thánh, các Thánh sử vẫn thể hiện cá tính riêng của mình, quan điểm của mình, không ai giống ai. Như vậy, cùng một sự kiện có thể có sự khác biệt về hình thức, khác biệt về cách diễn tả và dẫn đến khác biệt về ý nghĩa. Điều này chứng tỏ: không có sự toa rập giữa các Thánh sử khi viết Kinh thánh, nó đánh đổ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của những người có ác ý. Họ cho rằng Kinh thánh không có giá trị do có sự toa rập giữa các Thánh sử với nhau.
Vì Giáo hội đã chọn Bài Tin mừng theo Thánh Mattheu làm Bài Phúc âm ngày hôm nay, do đó ta sẽ phân tích trên Bài Tin mừng của Thánh Matttheu.
______________________________
Mở đầu Bài Tin mừng Kinh thánh viết: ______ Người còn đang nói với họ như thế, thì bỗng một vị thủ lãnh đến gần bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống.” Đức Giê-su đứng dậy đi theo ông ấy, và các môn đệ cũng đi với Người.
Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối Bài Tin mừng Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên Năm Lẻ, thuật lại chuyện các môn đệ của Gioan đến cật vấn Đức Giêsu: Tại sao môn đệ của Ngài không ăn chay? Như vậy câu "Người còn đang nói với họ", tức Đức Giêsu đang nói với các môn đệ Gioan Tảy Giả.
Con gái vị thủ lãnh đã chết, nhưng ông vẫn còn tìm đến Đức Giêsu để cứu con gái mình, chứng tỏ ông tin mãnh liệt Đức Giêsu có quyền năng trên kẻ chết. Có lẽ ông đã được người nào đó mách bảo, do đó ông quản ngại bất kỳ điều gì, mặc dù địa vị của ông không phải nhỏ, ông vẫn sẵn sàng bái lạy Đức Giêsu. Ông khẩn khoản xin Ngài đến đặt tay lên nó và ông tin nó sẽ sống lại.
Ta đang thắc mắc: Tại sao ông lại xin Đức Giêsu đặt tay lên nó? Ông có biết rằng: việc đặt tay lên người chết sẽ làm cho người đặt tay ra ô uế không? Tại sao ông không xin Đức Giêsu phán một lời để cho con ông được sống lại, tránh sự ô uế cho Đức Giêsu?
Ông tin Đức Giêsu có thể cho con ông được hoàn sinh. Ông mời Ngài đến nhà mình chỉ để làm một chuyện là đặt bàn tay. Đặt bàn tay trên một xác chết còn ấm để làm cho nó sống lại. Như thế ông tin vào uy quyền của Đức Giêsu, thể hiện qua bàn tay. Chắc ông còn nhớ chuyện tiên tri Êlisê đặt tay trên tay đứa bé, trong lúc cầu khẩn với Đức Chúa để làm cho nó sống lại (Xem Sách Các vua II 4, 32-37). Như vậy, việc ông xin Đức Giêsu đặt tay trên con ông là điều hợp lý. Còn chuyện ô uế hay không ô uế nó chẳng là gì trong lúc này nữa.
Đức Giêsu đã đứng dậy ngay đi theo ông, vì Ngài hiểu được nỗi đau của người cha khi mất con nó như thế nào, đó là niềm đau mà không có gì có thể bù đắp được. Người cha có thể đánh đổi tất cả miễn là con mình được sống.
_____________________________
Kinh thánh viết tiếp: _______ Bỗng một người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người, vì bà nghĩ bụng: “Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu!” Đức Giê-su quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
Đây là sự kiện thứ hai xảy ra lồng trong sự kiện thứ nhất. Người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm, chắc bà cũng tốn rất nhiều tiền cho bệnh này có khi đã đi đến khánh kiệt. Bà không còn hy vọng gì nữa, giờ đây bà tận mắt thấy Đức Giêsu với đám đông đi ngang qua, có lẽ đây là cơ hội ngàn năm có một mà bà phải tận dụng.
Ta có thể tìm hiểu đôi chút về bệnh băng huyết theo sự giải thích của y học hiện nay. Băng huyết là chứng chảy máu tử cung hoặc chảy máu tại đường sinh dục nữ một cách bất thường, đặc biệt khi việc chảy máu xảy ra vào giai đoạn giữa của chu kỳ kinh nguyệt, tức là chảy máu ở bộ phận sinh dục không xảy ra vào thời điểm của ngày chảy máu kinh. Bệnh này rất nguy hiểm vì nó sẽ dẫn đến sự thiếu máu trầm trọng. Như vậy, nếu đã bị bệnh mười hai năm, ta có thể hiểu bà đau đớn và khổ sở như thế nào.
Niềm tin của bà mạnh đến nỗi, bà nghĩ chỉ cần sờ áo Đức Giêsu cũng làm cho mình khỏi bệnh. Vâng, sự kiện trước, người cha xin Đức Giêsu đặt tay lên con gái mình để cứu sống nó, thì sự kiện thứ hai, cũng là bàn tay, nhưng là bàn tay của bà sờ vào áo Đức Giêsu.
Ta thắc mắc: tại sao bà không đi đến trước mặt Đức Giêsu để xin Ngài cứu mình mà lại sờ vào áo Ngài? Có lẽ một phần bà cũng tế nhị, vì một khi bị băng huyết như vậy, bà đã bị liệt vào hạng ô uế. Như sách Lêvi đã viết: Khi một người đàn bà bị rong huyết trong vòng nhiều ngày, ngoài thời kỳ kinh nguyệt, hoặc rong huyết quá thời kỳ kinh nguyệt, thì sự ô uế sẽ kéo dài suốt thời gian bị rong huyết; nó sẽ ra ô uế như trong thời gian có kinh (Lv 15, 25). Như vậy, bà không muốn xuất hiện trước mặt Đức Giêsu. Nhưng đó chỉ là lý do phụ, thật ra vì niềm tin của bà quá mạnh, mạnh đến nỗi khi bà chạm vào áo Đức Giêsu từ phía sau, tức khắc có cái gì đó tác động buộc Đức Giêsu phải quay lại. Đức Giêsu nói với bà: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa.
Đức Giêsu nói với bà: chính niềm tin của bà đã cứu bà. Đến đây ta lại nhớ đến câu nói của Thánh Augustinô: "Chúa dựng nên con không cần có con, nhưng Chúa không thể thánh hóa con nếu không có sự cộng tác của con". Như vậy, chính niềm tin của bà đã cộng tác với ơn thánh làm cho bà được khỏi bệnh. Nếu bà không có niềm tin, thì theo Thánh Augustinô, bà sẽ không khỏi, vì không có điều kiện cần và đủ để Đức Giêsu ra tay hành động.
Đến đây kết thúc sự kiện thứ hai, ta trở về lại sự kiện thứ nhất.
______________________________
Cuối cùng Kinh thánh viết: _______ Đức Giê-su đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: “Lui ra! Con bé có chết đâu, nó đang ngủ đấy!” Nhưng họ chế nhạo Người. Khi đám đông bị đuổi ra rồi, thì Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền trỗi dậy. và tin ấy đồn ra khắp cả vùng.
Khi Đức Giêsu đến nhà viên thủ lĩnh thì thấy mọi người đang tất bật, có lẽ hơi bị rối. Điều đó cũng dễ hiểu, vì một khi trong nhà có người qua đời, tất có nhiều chuyện phải làm phục vụ cho việc tang chế. Nhưng ta thấy có điều lạ: Tại sao Đức Giêsu lại nói: “Lui ra! Con bé có chết đâu, nó đang ngủ đấy!”, chính vì câu nói này làm cho nhiều người có mặt chế nhạo Ngài?
Đức Giêsu nói: con bé đang ngủ là điều hợp lý, vì như ta biết, ngày nay người ta đã chứng minh được: có hai cái chết đối với một người. Đó là chết thể lý và chết vật lý
(1) Chết thể lý: Đó là tình trạng tim ngừng đập, tức máu không còn lưu thông. Trong tình trạng này, não chưa chết, tức vẫn hoạt động nhờ lượng máu còn ở đó. Như vậy, nếu có can thiệp kịp thời, ví dụ nhồi tim cho hoạt động trờ lại, vẫn có thể hồi phục được người chết. Ta từng được nghe nói về chuyện một người đã chết, tự nhiên được sống lại, nó nằm trong trường hợp này. Chính vì vậy, khi một người tắt thở, người ta phải để qua 24 giờ mới được niệm.
(2) Chết vật lý: Đây là tình trạng chết não, tức chết thật sự.
Rất có thể cô bé này đang chết thể lý, do đó Đức Giêsu mới nói: nó đang ngủ. Và cho dù có chết thật đi nữa, tức chết vật lý, Đức Giêsu nói: nó đang ngủ, cũng hợp lý, vì đối với niềm tin Kitô giáo, chết không phải là hết, nhưng là lúc ta bước vào đời sống mới, thân xác nằm bất động nơi đây y như một giấc ngủ, còn hồn mới thoát ra vương vấn chưa đi xa, Đức Giêsu sẽ đưa hồn trở lại vào thân xác, y như ta nằm ngủ và đang mơ một giấc mơ, đưa ta đến một nơi xa lạ.
Đức Giêsu cầm tay cô bé, nó liền trỗi dậy. Nếu người cha xin Đức Giêsu đặt tay trên cô bé đề làm cho nó hồi sinh, nhưng Ngài không đặt tay mà là cầm tay như hai người bạn.
Một lần nữa, dân chúng lại được chứng kiến một phép lạ, vượt quá sự kinh ngạc. Chỉ một ít phút trước đây họ đã chế nhạo Đức Giêsu, còn bây giờ họ chỉ biết reo hò trước quyền năng của Thiên Chúa. Họ quá vui mừng, không thể im lặng được, họ phải nói ra và như thế chuyện cô bé được Đức Giêsu cho sống lại lan truyền khắp vùng. Đứng trước quyền năng của Thiên Chúa, con người chỉ biết thán phục, nếu họ không lên tiếng thì hòn đất sẽ lên tiếng, không thể im lặng nữa. Người vui mừng nhất, không ai khác hơn người cha của cô bé, nhưng có lẽ người vui mừng nhất phải là Đức Giêsu, vì chính Ngài đã đem đến cho con người niềm hoan lạc và hạnh phúc.
_____________________________
Lạy Chúa, ngày hôm nay, Chúa đã thực hiện hai phép lạ: chữa bệnh băng huyết cho người đàn bà và cho con gái viên thủ lãnh được sống lại. Chúa đòi hỏi con người phải có niềm tin vào Chúa. Con người của chúng con, cũng đang mang trong mình nhiều thứ bệnh, bệnh về thể xác, bệnh về linh hồn. Xin Chúa ban thêm niềm tin nơi chúng con, để chúng con luôn biết đặt trọn niềm tin vào Chúa và để Chúa chữa lành các bệnh tật nơi chúng con.
Lạy Chúa, xin nhìn đến biết bao phận đời đen tối đang sống trong tuyệt vọng của bệnh tật kéo dài, của sự ác hoành hành, của cô đơn và bạo hành. Xin Chúa củng cố đức tin nơi họ bằng những ơn chữa lành phần hồn và phần xác. Xin cho chúng con cũng luôn nhận ra tình thương của Chúa vẫn đang che phủ cuộc đời chúng con, để dù cuộc đời có lắm khổ đau, và dù đường đời có lắm gian truân chúng con vẫn tin rằng Chúa hằng ở bên chúng con.
Lạy Chúa, xin ban lòng tin cho chúng con, để nhờ đó chúng con vượt thắng những nghi nan trên giòng đời. Xin củng cố đức tin còn yếu kém, để chúng con đặt trọn niềm tin vào quyền năng của Chúa. Xin giúp chúng con biết đặt trọn niềm phó thác cậy trông vào Chúa, để chúng con luôn an vui sống trong sự quan phòng của Chúa. Amen. — với Phuong Vu và 99 người khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét