Đức Thánh Cha Phanxicô nói chuyện với các chủng sinh, tập sinh và những ai đang theo đuổi ơn gọi.
Cha chào các con!
Cha đã hỏi Đức cha Fisichella liệu các con hiểu tiếng Ý không và ngài đã nói với Cha rằng tất cả các con đều có phiên dịch… Cha an tâm hơn. Cha cám ơn Đức cha Fisichella vì những lời của ngài và Cha cũng cám ơn ngài vì công việc cuộc ngài : ngài đã làm việc nhiều, không chỉ đối với biến cố này nhưng còn đối với tất cả những gì ngài đã làm và sẽ còn làm trong Năm Đức Tin này. Cám ơn nhiều !
Cha đã hỏi Đức cha Fisichella liệu các con hiểu tiếng Ý không và ngài đã nói với Cha rằng tất cả các con đều có phiên dịch… Cha an tâm hơn. Cha cám ơn Đức cha Fisichella vì những lời của ngài và Cha cũng cám ơn ngài vì công việc cuộc ngài : ngài đã làm việc nhiều, không chỉ đối với biến cố này nhưng còn đối với tất cả những gì ngài đã làm và sẽ còn làm trong Năm Đức Tin này. Cám ơn nhiều !
Nhưng Đức cha Fisichella đã nói một lời, và Cha không biết có thật không, nhưng Cha lấy lại lời này, ngài đã nói rằng tất cả các con đều có ước muốn hiến dâng mãi mãi cuộc đời của các con cho Chúa Kitô !
Bây giờ các con hoan hô tán thành, các con mừng lễ, bởi vì đó là thời gian hôn lễ… Nhưng khi tuần trăng mật kết thúc, thì điều gì sẽ diễn ra ? Cha đã nghe một chủng sinh, một chủng sinh tốt lành, đã nói rằng anh ta muốn phục vụ Chúa Kitô, nhưng trong 10 năm, và tiếp đến, anh ta sẽ nghĩ đến bắt đầu một đời sống khác… Thật nguy hiểm! Nhưng các con hãy lắng nghe: tất cả chúng ta, cả chúng tôi những nguời cao niên, chúng ta đều chịu áp lực của nền văn hóa tạm thời này; và điều đó thật nguy hiểm bởi vì ta không diễn xuất cuộc đời mình một lần thay cho tất cả. Tôi kết hôn bao lâu tình yêu còn kéo dài; tôi muốn trở thành nữ tu, nhưng chỉ « một ít thời gian » và tiếp đến tôi sẽ xem; tôi vào chủng viện để trở thành linh mục, nhưng tôi không biết câu chuyện này sẽ kết thúc thế nào. Điều đó là không thể được với Chúa Giêsu! Cha không trách các con, Cha trách nền văn hóa tạm thời này…, bởi vì điều đó không tốt cho chúng ta: bởi vì, ngày nay, thật khó khăn để đưa ra một chọn lựa dứt khoát. Vào thời của Cha, điều đó dễ dàng hơn bởi vì nền văn hóa tạo điều kiện cho những chọn lựa dứt khoát, dù đó là trong hôn nhân, trong đời sống dâng hiến hay linh mục. Nhưng hiện nay, việc thực hiện một chọn lựa dứt khoát là không dễ dàng. Chúng ta là nạn nhân của nền văn hòa tạm thời này. Cha muốn các con suy nghĩ điều đó: làm thế nào tôi có thể tự do đối với nền văn hóa tạm thời này? Chúng ta phải học biết khép cánh cửa tâm hồn chúng ta…
Khi Cha trở về, Cha đã xem những gì Cha đã viết. Cha muốn nói với các con một từ và từ này, đó là niềm vui. Ở đâu có các người sống đời thánh hiến, các chủng sinh và nam nữ tu sĩ, thì ở đó có niềm vui, luôn có niềm vui! Đó là niềm vui bước theo Chúa Giêsu; niềm vui mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, không phải niềm vui của thế gian. Có niềm vui! Nhưng niềm vui nảy sinh từ đâu? Nó nảy sinh… tối thứ Bảy tôi trở về nhà và tôi sẽ đi khiêu vũ với các bạn già của tôi? Phải chăng niềm vui nảy sinh từ đó ? Đối với một chủng sinh, chẳng hạn ? Không phải? hay là phải?
Một số người sẽ nói: niềm vui nảy sinh từ những thứ mà ta sở hữu và như thế chúng ta đi tìm kiếm mẫu điện thoại thông minh mới nhất, xe scooter nhanh nhất, xe hơi làm người ta chú ý nhất… Nhưng, thực sự, Cha nói với các con, Cha cảm thấy đau lòng khi Cha thấy một linh mục hay một nữ tu với chiếc he hơi mốt mới nhất: nhưng không thể thế được! Không thể thế được ! Như thế các con tự hỏi : Vậy bây giờ, thưa Đức Thánh Cha, chúng con phải di chuyển bằng xe đạp chăng? Chính là xe đạp! Đức cha Alfred đi lại bằng xe đạp; ngài đi bằng xe đạp. Cha nghĩ rằng xe hơi là cần thiết, bởi vì cần phải làm việc nhiều và để đi xa…nhưng hãy dùng một chiếc bình thường hơn! Và nếu các con thích chiếc xe hơi đẹp đẽ này, thì các con hãy nghĩ đến tất cả những trẻ nhỏ đang chết đói này…Niềm vui không nảy sinh, không đến từ những gì người ta sở hữu! Một số khác nói rằng điều đó đến từ những kinh nghiệm cực kỳ nhất để cảm nghiệm sự ngây ngất của các cảm giác mạnh: giới trẻ thích ở trên lưỡi dao cạo, giới trẻ thực sự thích điều đó! Đối với một số người khác nữa, điều đó đến từ áo quần hợp mốt nhất, từ những cách tiêu khiển ở những nơi được ưa chuộng nhất, nhưng khi Cha nói điều đó, Cha không nói rằng các nữ tu đi đến những nơi này, Cha nói về giới trẻ nói chung. Một số khác nữa sẽ nói về sự thành công bên những cô gái hay chàng trai, có lẽ khi chuyển từ cô này sang cô khác hay từ anh này sang anh khác. Đó là sự bất an của tình yêu, vốn không chắc chắn : đó là tình yêu « thử ». Và ta có thể tiếp tục… Các con cũng thế, các con thấy mình tiếp xúc với thực tại này mà các con không thể không biết đến.
Chúng ta biết rằng tất cả điều này có thể thỏa mãn một ước muốn nào đó, tạo nên một cảm xúc nào đó, nhưng cuối cùng, đó là một niềm vui ở bề mặt…, không phải là một niềm vui thâm sâu : đó là sự say sưa của một chốc lát vốn không làm cho hạnh phúc thực sự. Niềm vui không phải là sự say sưa của một chốc lát : đó là điều gì khác! Niềm vui đích thực không đến từ sự vật, từ sự kiện người ta sở hữu, không! Nó nảy sinh từ sự gặp gỡ, từ mối tương quan với nguời khác, nó nảy sinh từ việc thấy mình được chấp nhận, được hiểu thấu, được yêu mến, và từ sự kiện chấp nhận, hiểu thấu và yêu mến; và điều này không phải trong chốc lát, nhưng bởi vì người khác là một nhân vị. Niềm vui nảy sinh từ sự biết ơn về một cuộc gặp gỡ! Đó là được nghe nói: « Bạn quan trọng đối với tôi », không nhất thiết bằng lời nói. Đẹp đó… Và chính điều đó mà Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu. Khi kêu gọi các con, Thiên Chúa nói với các con: “Con quan trọng đối với Ta, Ta yêu thương con, Ta hy vọng vào con”. Chúa Giêsu muốn nói điều này với mỗi người chúng ta! Chính từ đó mà nảy sinh niềm vui! Niềm vui từ giây phút Thiên Chúa đã nhìn tôi. Hiểu và cảm thấy điều đó, đó là bí mật của niềm vui của chúng ta. Cảm thấy được Thiên Chúa yêu mến, cảm thấy rằng, đối với Ngài, chúng ta không phải là những con số nhưng là những nhân vị; và cảm thấy rằng chính Ngài kêu gọi chúng ta. Trở nên linh mục, tu sĩ nam nữ trước tiên không phải là chọn lựa của chúng ta. Cha không tin tưởng vào chủng sinh này, tập sinh này, mà nói: « Con đã chọn con đường này ». Điều đó không làm cho Cha bằng lòng! Nó không ổn ! Nhưng đó là lời đáp trả cho một tiếng gọi và cho một tiếng gọi tình yêu. Tôi cảm thấy điều gì đó từ nội tâm…và tôi thưa xin vâng. Trong lời cầu nguyện, Chúa làm cho tôi cảm thấy tình yêu này, nhưng cũng xuyên qua tất cả các dấu chỉ mà chúng ta có thể đọc trong đời sống của chúng ta, tất cả những người mà chúng ta gặp trên con đường của chúng ta. Và niềm vui gặp gỡ với Ngài và từ tiếng gọi của Ngài thúc đẩy không được khép mình, nhưng mở ra; nó thúc đẩy chúng ta phục vụ trong Giáo Hội. Thánh Tôma nói « bonum est diffusivum sui » (« Hữu xạ tự nhiên hương »), đó không phải từ tiếng Latinh quá khó! Sự thiện tự tỏa lan. Và niềm vui cũng tự tỏa lan. Đừng sợ cho thấy niềm vui của các con đã đáp lại tiếng gọi của Chúa, đáp lại sự chọn lựa yêu thương của Ngài; và làm chứng cho Tin Mừng của Ngài xuyên qua việc phục vụ Giáo Hội. Và niềm vui đích thực thì lan tỏa ; nó là truyền…nó làm tiến tới. Trái lại, khi các con gặp một chủng sinh quá nghiêm chỉnh, quá buồn, hay với một tập sinh như thế, các con nghĩ: có điều gì đó không ổn ! Nó thiếu niềm vui của Chúa, niềm vui mà thúc đẩy các con phục vụ, niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng thúc đẩy các con đến gặp gỡ tha nhân để loan báo Chúa Giêsu. Nó thiếu điều đó! Không có sự thánh thiện trong sự buồn chán, không có như thế! Thánh Têrêsa đã nói : « Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn! »…Khi các con gặp một chủng sinh, một linh mục, một nữ tu, một tập sinh buồn…, thì có điều gì đó không ổn! Không bao giờ những nữ tu, không bao giờ những linh mục với một cái đầu « chua cay », không bao giờ! Niềm vui đến từ Chúa Giêsu. Các con hãy nghĩ đến điều này: khi một linh mục, – Cha nói một linh mục, nhưng có thể là một chủng sinh – khi một linh mục, một nữ tu, không có niềm vui, họ buồn chán, thì các con có thể nghĩ: « Đó là một vấn đề tâm lý »… điều đó có thể, đúng vậy. Nó có thể xảy đến, một số người, những người nghèo, vốn bị bệnh tật…Điều đó có. Nhưng nói chung, đó không phải là vấn đề tâm lý. Đó là một vấn đề bất mãn. Vâng, nhưng đâu là trung tâm của sự vắng bóng niềm vui này ? Đó là vấn đề độc thân. Cha giải thích. Các con, chủng sinh, nữ tu, các con hiến dâng tình yêu của các con cho Chúa Giêsu, một tình yêu lớn lao, con tim của chúng ta là dành cho Chúa Giêsu và điều đó thúc đẩy chúng ta thực hiện lời khấn khiết tịnh, lời khấn độc thân. Nhưng lời khấn khiết tịnh, lời khấn độc thân không chấm dứt vào giây phút khấn, nó tiếp tục… Một con đường trưởng thành, trưởng thành, trưởng thành cho đến tình cha mục tử, tình mẹ mục tử, và khi một linh mục không phải là cha của cộng đoàn của mình, khi một nữ tu không phải là mẹ của tất cả những ai mà mình làm việc với, thì họ trở nên buồn chán. Đó là vấn đề. Chính vì thế Cha nói với các con: cội rễ của sự buồn chán trong đời sống mục vụ nằm ở trong sự vắng bóng tình cha và tình mẹ vốn đến từ những gì mà ta sống tồi tệ sự thánh hiến bản thân, mà trái lại phải dẫn chúng ta đến sự phong nhiêu. Ta không thể tưởng tượng được một linh mục hay một nữ tu mà không phong nhiêu: đó không phải là công giáo! Chính đó là vẻ đẹp của sự thánh hiến, đó là niềm vui…
Để trở nên những chứng nhân hân hoan của Tin Mừng, cần phải đích thực, mạch lạc. Và đó là một từ khác mà Cha muốn nói với cáccon : tính đích thực. Chúa Giêsu đã chống lại những kẻ giả hình : những kẻ giả hình, những người vốn suy nghĩ nham hiểm ; những người có một ngôn ngữ hai mặt. Nói về tính đích thực với các bạn trẻ không được phức tạp hóa bởi vì giới trẻ đều có mong muốn sống đích thực, sống mạch lạc. Và điều đó làm cho các con chán ngấy, khi các con gặp thấy giữa chúng ta những linh mục không đích thực hay những nữ tu không đích thực. Điều đó, trước tiên, đó là trách nhiệm của người lớn, của các nhà đào tạo. Về các nhà đào tạo đang hiện diện ở đây : hãy mang lại một gương mẫu mạch lạc cho giới trẻ. Chúng ta muốn có những người trẻ mạch lạc ? Chính chúng ta hãy sống mạch lạc ! Nếu không, Chúa sẽ nói với chúng ta những gì Ngài nói với dân Chúa về những người Pharisêu : « Hãy làm những gì họ nói, nhưng không phải những gì họ làm ! ». Sự mạch lạc và tính đích thực !
Nhưng các con cũng thế, đến lượt các con, hãy tìm cách bước theo con đường này. Cha luôn nói những gì thánh Phanxicô Assidi đã khẳng định. Câu nói này : « Hãy luôn rao giảng Tin Mừng. Và, nếu cần thiết, bằng lời nói ». Điều đó muốn nói gì ? Rao giảng Tin Mừng bằng đời sống đích thực, bằng cuộc sống mạch lạc. Nhưng trong thế giới này vốn bị sự giàu sang làm tổn hại, điều cần thiết là chúng ta, những linh mục, nữ tu, chúng ta hết thảy phải mạch lạc với sự nghèo khó của chúng ta ! Nhưng khi các con nhận thấy rằng môi quan tâm đầu tiên của một trường giáo dục hay giáo xứ… là tiền bạc, thì điều đó không tốt…Nó không mạch lạc !…Trên con đường này, chúng ta thực hiện những gì thánh Phanxicô nói : chúng ta rao giảng Tin Mừng bằng mẫu gương, và tiếp đến bằng lời nói ! Nhưng trước tiên chính trong đời sống chúng ta mà người khác phải có thể đọc thấy Tin Mừng ! Cả đó nữa không sợ hãi, với những khiếm khuyết của chúng ta mà chúng ta tìm cách sửa chữa, với những giới hạn của chúng ta mà Chúa biết nhưng cả với sự quảng đại của chúng ta để Ngài hành động trong chúng ta. Những khiếm khuyết, giới hạn và, Cha nói thêm, với tội lỗi… Cha muốn biết điều này : ở đây, trong phòng này, có ai không phải là tội nhân không, ai không có tội ? Hãy đưa tay lên ! Không ai, không ai cả… Nhưng làm thế nào tôi mang tội lỗi của tôi ?
Cha muốn cho các con một lời khuyên : Hãy trong sáng với cha giải tội của các con. Luôn luôn. Hãy nói tất cả, đừng sợ. « Thưa cha, con đã phạm tội »…Luôn nói sự thật cho cha giải tội. Sự trong sáng này sẽ giúp ích, vì nó làm cho chúng ta khiêm tốn… Nói sự thật, không che giấu, không lấp lửng, bởi vì các con đang nói với Chúa Giêsu nơi con người của cha giải tội. Và Chúa Giêsu biết chân lý. Chỉ mình Ngài luôn tha thứ cho các con ! Nhưng Chúa chỉ muốn các con nói cho Ngài những gì Ngài đã biết rồi. Thật buồn khi ta thấy một chủng sinh, một nữ tu xưng tội hôm nay để xóa đi vết nhơ và ngày mai họ đi gặp người này, người kia : một chuyên đi liên miên từ cha giải tội này đến cha giải tội khác để che giấu sự thật về mình…
Trong nền đào tạo của các con, có bốn trụ cột căn bản : đào tạo thiêng liêng, tức là đời sống thiêng liêng ;đời sống trí thức, đời sống tông đồ và đời sống cộng đoàn. Bốn. Và đối với đời sống cộng đoàn, cần thiết việc đào tạo được thực hiện trong cộng đoàn ở nhà tập, trong các chủng viện… Cha luôn nghĩ : điều tồi tệ nhất của các chủng viện là tốt nhất không có chủng viện ! Tại sao ? Bởi vì đời sống cộng đoàn này là cần thiết…
Cha nói với các con điều này : hãy ra khỏi chính mình để loan báo Tin Mừng, nhưng để làm điều đó, các con phải ra khỏi chính mình để gặp gỡ Chúa Giêsu. Có hai sự đi ra khỏi : một đến gặp Chúa Giêsu và một đến gặp tha nhân để rao giảng Chúa Giêsu. Chúng đi đôi với nhau…
Cha muốn một Giáo Hội truyền giáo hơn, ít yên tĩnh hơn. Giáo Hội đẹp đẽ này vốn tiến lên trước…
Hãy cầu nguyện cho Cha, bởi vì Cha cũng cần lời cầu nguyện, bởi vì Cha là một người tội lỗi đáng thương, nhưng chúng ta hãy tiến tới !
…
…
(Theo ZENIT)
Nguồn: http://xuanbichvietnam.net)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét