Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Bạn cùng tôi hãy đọc câu chuyện dưới đây của hơn 2000 năm trước, một người phụ nữ bị ma quỷ làm cho tàn tật suốt 18 năm, và bà đã được một người cứu chữa, thế nhưng người cứu chữa bà lại phạm luật, luật ngày sa bát, người có quyền trong Hội đường đã lênh án, đã tức tối, đó là chuyện xưa. Còn chuyện ngày nay người giải cứu nhân viên hàng không có thể bị xét hành vị gây rối trật tự.

Câu chuyện nay: Câu chuyện hai thanh niên đánh 1 cô gái trong sân bay Nội Bài trong ngày 20-10-2016, (ngày Phụ nữ Việt Nam), đã làm dậy sóng phẩn nộ. Hành động của người "áo đen" xông vào giải cứu cô gái cũng làm vang dội bởi anh động nghĩa hiệp.

Ai cũng biết chuyện này rồi, nếu chưa biết thì xin mời xem: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161019/clip-nam-hanh-khach-danh-vao-dau-nu-nhan-vien-hang-khong/1191241.html

Chuyện tôi muốn chia sẻ là lời của vị lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Bắc nhận định về hành động của người đàn ông lao vào đánh trả 2 hành khách hành hung nhân viên hàng không xét ở góc độ pháp lý là chưa đúng, có thể bị xử phạt vì hành vi gây mất trật tự nơi công cộng. Tôi đọc mà không hiểu nỗi, tại sao người đàn ông  lao vào giải vây cho cô gái trong lúc cô này không có thể tự mình cứu mình được? Tôi đọc các bình luận sàu bài viết được đăng ở http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/nguoi-giai-cuu-nhan-vien-hang-khong-co-the-bi-xem-xet-hanh-vi-gay-roi-trat-tu-3486900.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking

ý kiến: 
Tôi đồng tình về Tình với người giải cứu nhân viên sân bay, trong hoàn cảnh này không nên xét lý, bởi vì cái Tình của anh nay là chính nghĩa, chính đáng. Cái lý cần đặt ra ở đây là nhân viên an ninh sân bay ở đâu mà phản ứng chậm vậy? những người xung quanh thờ ơ đi qua mà không can thiệp, trong tình hình cấp bách để bảo vệ người yếu thế thử hỏi không bay vào giải cứu sao được. Nếu người giải cứu bị xét về lý sẽ làm cho mọi người dững dưng hơn, sẽ không còn ai giải cứu nữa đâu nhé! (cuongdp.tvh)
Thật nực cười! Tôi không phải đẳng cấp lãnh đạo gì, cũng chẳng là giám đốc cảng nào, nhưng tôi đủ trình độ để thấy sự suy luận của ngài T.H.P bay thật cao và xa hơn tưởng tượng! Hãy phân tích thế này:
- Thanh niên xông vào đánh với mục đích gì? Rõ ràng người này chỉ đánh một đòn nhằm giải cứu người bị hại, hoàn toàn không phải đòn hiểm gây thương tích nghiêm trọng, vĩnh viễn hay chí mạng. Mục đích đã rõ, không phải côn đồ hành hung như ông cầm ví kia.
- Người bạn của hai bên đánh nhau? Trước hết ngài T.H.P nên kiểm tra xem, bạn bè của hai bên có lao vào đánh hay không? Tiếp đó hãy nói có đánh liên hoàn gây hậu quả không? Cuối cùng mới có đánh lâu dài gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh không? Suy diễn như ngài T.H.P thì trẻ con tát nhau 1 cái - gây rối trật tự công cộng.

Tôi thấy quả thật hoang mang khi một người tầm cỡ như ngài giám đốc lại đưa ra suy luận viễn tưởng xa vời thiếu chặt chẽ như vậy. Khả năng là vô vạn, khả năng xảy ra phải theo trình tự diễn biến. Xét 1 bước đi mà đánh giá cả đoạn đường như ngài có lẽ chả ai không một lần quấy rối công cộng cả. (Toi)

Trong bài viết "Người giải cứu nhân viên hàng không có thể bị xét hành vị gây rối trực tư": ' Ông Phương nhìn nhận, qua hình ảnh camera, xét về mặt tình có thể hiểu được hành động của người lao tới “giải cứu” cho nhân viên Nguyễn Lê Quỳnh Anh nhằm giúp thoát khỏi những cú đánh của hành khách. Nhưng xét về mặt lý, hành động này lại chưa thực sự đúng, có thể bị xử phạt vì gây mất trật tự công cộng.

“Nếu sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm, lực lượng an ninh không có mặt kịp thời thì rất có thể nhiều người khác sẽ tham gia đánh lộn tại sân bay, gây hậu quả nghiêm trọng", ông Phương giải thích.

Đấy là lý luận của người có chức, có quyền, nhưng phải chăng thiếu tình, trong trường hợp cứu người khấn cấp, tôi coi video cảm thấy nếu người thanh niên không ra tay nghĩa hiệp kịp thời, hậu quả đến tính mà nữ nhân viên hàng không phải lãnh nhận khó lường được.


Luật lệ là để bảo vệ con người, luật lệ đưa con người đến sự sống hoàn thiện và sung mãn, không thể vì luật, vì làm theo lý trí mà đẩy con người đến sự chết.

Cả hai câu chuyện ngày xưa và nay đã làm tôi suy nghĩ nhiều, suy nghĩ về chính mình, có khi nào tôi cũng chỉ sống vì luật mà thiếu tình người? có khi nào tôi dám phá đi luật để cứu lấy một người đang cần đến sự giúp đỡ của tôi.

Câu chuyện xưa
Thứ Hai Tuần thứ 30 Thường Niên C - T. Antôn Maria Claret, giám mục
Lời Chúa: 
 Lc 13,10-17
10Ngày Sa bát kia, Đức Giêsu giảng dạy trong một hội đường. 11Ở đó, có một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được. 12Trông thấy bà, Đức Giêsu gọi lại và bảo: "Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền!" 13Rồi Người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa. 14Ông trưởng hội đường tức tối vì Đức Giêsu đã chữa bệnh vào ngày Sa bát. Ông lên tiếng nói với đám đông rằng: "Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày Sa bát!" 15Chúa đáp: "Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày Sa bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? 16Còn bà này, là con cháu ông Ápraham, bị Xatan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày Sa bát sao?" 17Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét