Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Flaubert nói: “Thành công là một kết quả chứ không phải là mục đích”. Người Trung Quốc cũng có câu “Còn núi xanh thì sợ gì không có củi đốt”, việc biết lượng sức mà làm không phải là nhu nhược, càng không phải là coi thường mơ ước mà là sự sáng suốt của lí trí.

Kỳ Hiểu Lam một học giả nổi tiếng thời nhà Thanh. Khi sinh thời, ông có viết một cuốn sách và trong đó có một câu chuyện như sau:

Quê ông có một người tên Nhất Sĩ. Anh ta vô cùng nhanh nhẹn lại còn tập quyền thuật và kinh công. Nơi cao đến hơn 3 trượng anh ta chỉ phi thân cái có thể nhảy lên trên. Khoảng đất rộng mấy trượng anh ta cũng nhảy qua được. Nhất Sĩ chỉ cần cất mình cái là nhảy lên được qua mái nhà. Bản thân như thế cũng chứng tỏ đã luyện thành công phu.

Người thông minh là người biết lượng sức mình

Sau này, khi anh đi sang nhà bạn chơi. Bạn rủ anh đến bên cầu ngồi uống rượu. Hai người đứng ở bờ sống uống. Khi rượu uống đã thỏa thích, người bạn mới nói với Nhất Sĩ:

– Tôi nghe nói anh đã luyện thành công phu. Anh nhảy sang bên kia sống được không?

Chưa hết lời, Nhất Sĩ đã phi thân qua bên kia rồi. Vị bằng hữu này gọi anh quay trở về. Anh ta lại nhảy trở về.

Có điều không may là ở chỗ vách đất dựng đứng phía bờ bên này, lúc anh nhảy đi đất bị lún nứt một khe hở. Khi nhảy về, Nhất Sĩ không nhìn thấy nên dẫm đúng chỗ đó. Vừa đạp chân xuống thì bờ sông sụp xuống rồi anh rơi luôn xuống sông. Đúng lúc nước sông chảy xiếc anh lại chẳng biết bơi. Anh ta cứ từ trong nước nhảy lên vài thước nhưng chỉ nhảy thẳng lên chứ không thể dùng kinh công nhảy sang bờ sông được. Nhảy lên nhảy xuống vài lần cuối cùng anh ta cũng kiệt sức mà chấp nhận để dòng nước cuốn đi.

Kỳ Hiểu Lam vì thế mà ca thán, trong cuộc sống chẳng có cái họa nào bằng họa ỷ mình có tài và chẳng biết sợ. Kẻ ý mình giàu dễ chết vì kiệt quệ, kẻ ỷ thế dễ chết vì thất thế, kẻ ỷ mình có mưu dễ chết bởi mắc mưu, kẻ ỷ mình có tài có sức dễ chết vì kiệt tài sức. Đó là những người luôn ỷ thế cậy tài mà cuối cùng rước họa vào thân.
(nguồn: http://hanhphucthanhcong.com)

Cuộc đời của mỗi người cần học "biết tiến biết lùi", nghĩa là biết lượng sức mà làm, biết đánh giá sở trưởng sở đoản của mình. Được mất là chuyện bình thường. Con người muốn được cái gì? và sợ mất điều gì? tùy hoàn cảnh sống kèm theo tuổi tác và kinh nghiệm mỗi người sẽ tự trả lời 2 câu hỏi này, và cũng là lúc tự điều chỉnh chính bản thân, cái gì nên phấn đấu để giành lấy thì không được bỏ qua; cái gì không thể có được thì nên xác định từ bỏ một cách nhẹ nhàng, thanh thản

Câu chuyện con kiến và hạt gạo tôi đọc được trên trang botatquanam.com của một người kể kinh nghiệm khi quan sát con kiến cỗng hạt gạo về tổ.

"Hồi còn nhỏ, một hôm tôi thấy một con kiến nhỏ bé đang cõng nửa hạt gạo, khó nhọc bò trên con đường gập ghềnh khúc khuỷu. Tôi ngổi xuống, quan sát thật kĩ sinh linh bé nhỏ này, thấy nó dùng hết sức lực của mình, cố gắng di chuyển nửa hạt gạo này về nhà.

Đột nhiên tôi nảy ra một ý: Nếu cho nó thức ăn lớn hơn, ngon hơn, nó sẽ lựa chọn như thế nào?
Thế là tôi bẻ một mẩu bánh quy đang ăn dở trên tay, đặt trước mặt nó, mẩu bánh này to hơn nửa hạt gạo kia dễ phải đến hàng chục lần.

Có lẽ chú kiến nhỏ bé đã phát hiện ra chướng ngại vật phía trước, nó bèn chuyển hướng đi, tiếp tục cố sức cõng nửa hạt gạo ẫy, dường như nóng lòng muốn quay về tổ chia sẻ chiến lợi phẩm với các bạn của mình. Tôi lại di chuyển mẩu bánh ấy, một lần nữa để chắn trước mặt nó.

Cuối cùng, chú kiến phát hiện ra “món quà” tôi tặng nó, liền đặt hạt gạo trên lưng xuống, bò quanh mẩu bánh hết vòng này đến vòng khác, hai chiếc xúc tu nhanh nhạy hết chạm rồi lại gõ gõ lên mẩu bánh, cuối cùng nó thử kéo mẩu bánh. Nhưng mẩu bánh này đối với kích thước cơ thể nó quả thực là rất lớn, không có cách nào dịch chuyển được. Sau vài lần thử sức chưa thể thành công, kiến lại bò quanh mẩu bánh, dường như đang suy nghĩ phải làm thế nào mới có thể mang bánh về nhà. Tôi nhìn nó một cách rất háo hức, muốn xem xem rốt cuộc nó sẽ làm thế nào.

Cuối cùng, chú kiến đưa ra một quyết định: từ bỏ mẩu bánh, tiếp tục cõng nửa hạt gạo kia về nhà. Thế là tôi liển dõi theo nó trong suốt chặng đường còn lại."

Chọn lựa, tính toán, rồi quyết định là việc làm hằng ngày của mỗi người. Cuộc sống luôn có những thử thách, gian nan. Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng, câu nói từ Binh Pháp Tôn Tử trên đã chứng minh được tính đúng đắn và giá trị mạnh mẽ qua bao thời đại, ở mọi nền văn hóa.

Lời dạy của Chúa Giêsu trong bài tin mừng hôm nay, đó cũng chính là lời mời gọi tôi dành thời gian để tính toán lại sức của mình, để tiếp tục đi theo thầy Giêsu, tôi cần phải từ bỏ những gì làm cản đường tôi đi?

Xin Chúa giúp con biết chọn lựa và biết cậy trông vào Chúa, biết khiêm tốn nhận ra giới hạn của bản thân.


Chúa nhật tuần 23 thường niên năm C
Lời Chúa: 
 Lc 14, 25-33
25 Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ : 26 "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. 27 Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được. 28 "Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? 29 Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo : 30 'Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc.' 31 Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? 32 Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. 33Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét